Những bí ẩn của Chiến tranh không quân Việt Nam trong Chiến dịch Linebacker II năm 1972
- Cập nhật: Thứ sáu, 28/12/2012 | 2:00:24 PM
Với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói: Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam...
B-52 phơi xác trên đường phố Hà Nội, một trong những tấm ảnh nổi tiếng về trận Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không. (Ảnh tư liệu)
|
Nguyên nhân chết người
Trong cả năm 1972, giữa KQ Mỹ và KQ Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG 21 và 1 máy bay huấn luyện MiG 21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG 21 diệt 67 máy bay đối phương.
Kết quả kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh KQ ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay Midway, chỉ huy trung úy Victor Covalevski, bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG 17; nhưng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam; nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.
Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa KQ Mỹ và KQ Việt Nam. Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng KQ Mỹ không những không thể tiêu diệt được lực lượng không quân Việt Nam, mà còn bị tổn thất nặng nề. Với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói: Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.
Phi công Mỹ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: Vừa phải chống lại những phi công MiG điêu luyện, vừa phải chống lại những khiếm khuyết kỹ thuật của F-4 nặng nề. Phi công được huấn luyện cho phương thức tác chiến năng động, cơ động, nhưng lại phải điều khiển một máy bay kém cơ động. F-4 chỉ có khả năng né tránh một cuộc công kích, mà không có khả năng phản kích do máy bay MiG 21 nhẹ hơn, góc ngoặt và khả năng tăng tốc cao hơn để chiếm vị trí thuận lợi cho tấn công.
Trong điều kiện hộ tống máy bay ném bom đến mục tiêu cần đánh phá, nhiệm vụ đặt ra đã làm cho F-4 không có khả năng chủ động tác chiến tự do, cơ động và hỗn chiến cùng với máy bay đối phương, mà chỉ có khả năng chống trả và phòng ngự thụ động.
Khi xuất hiện nhóm tiêm kích với những phi công Mỹ có trình độ, tình hình chiến trường có thay đổi, nhưng sức mạnh của tên lửa S-75 và lưới lửa phòng không mặt đất dày đặc đã khóa khả năng tác chiến của những phi công có trình độ chiến thuật cao. Do đó, sự phối hợp giữa đài radar trinh sát dẫn đường, tên lửa phòng không và pháo phòng không với KQ đã tăng khả năng tác chiến của không quân Việt Nam nhiều lần.
Các phi công Việt Nam đã thành công trong việc áp đặt cách đánh đối với phi công Mỹ, thực hiện kế hoạch phục kích và tấn công đẩy không quân Mỹ vào thế phòng thủ bị động, khi chuyển sang tấn công cũng thụ động và kém linh hoạt hơn.
Mặc dù tỷ lệ tổn thất của máy bay Mỹ so với tỷ lệ tổn thất của MiG khá cao (2/1) nhưng rõ ràng khả năng tổn thất của KQ Việt Nam sẽ còn giảm hơn nếu những phi công Việt Nam có số giờ bay cao hơn, kinh nghiệm tác chiến cao hơn và sử dụng triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG 21.
Bài học kinh nghiệm
Cuộc chiến tranh KQ trên không phận Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc biệt. Lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam đã thành công trong việc đối đầu với lực lượng KQ hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.
Có nhiều vấn đề còn phải bàn cãi, nhưng nếu lực lượng KQ Việt Nam có được sự đầy đủ về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, kinh nghiệm tác chiến cũng như thời gian huấn luyện tác chiến, thì tổn thất của người Mỹ trong cuộc không chiến này sẽ không dừng lại ở tỷ lệ 2/1 và chỉ có 2 B-52 bị MiG 21 tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.
Không chiến ở Việt Nam đã khẳng định: Tốc độ, sức cơ động với chiến thuật thông minh, nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đồng thời với sự chỉ huy năng động, sáng tạo, đồng bộ chặt chẽ từ ban chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch đến sự tuân thủ tuyệt đối của người phi công với người chỉ huy trực tiếp của mình quyết định sự thành bại trên chiến trường.
Sức mạnh của lực lượng KQ trong không chiến phần lớn phụ thuộc vào sự phối kết hợp các phương tiện hỏa lực, phương tiện trinh sát, cảnh báo sớm và khả năng khai thác tuyệt đối tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện bay, đồng thời với sự năng động, sáng tạo, trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công trên cánh bay. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đội bay và tuân thủ mệnh lệnh.
Trong chiến tranh hiện đại, những máy bay tiêm kích đa dụng như F16, F18, MiG 29, SU 30MK có rất nhiều điểm mạnh, hệ thống radar công suất lớn, tên lửa không đối không có khả năng tấn công từ tầm rất xa, súng máy rất mạnh, tính cơ động rất cao. Nhưng cuộc không chiến dường như không phải đơn thuần là cuộc đối đầu về kỹ thuật.
Nó còn là cuộc đối đầu về năng lực tác chiến, kỹ năng cơ động tấn công và phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, tránh tên lửa không đối không và các kỹ xảo bay phức tạp, cận chiến và thoát hiểm.
Dù chiến tranh đã qua đi 40 năm, nhưng phân tích những bài học kinh nghiệm của các cuộc không chiến, những kỹ năng mà phi công cả hai bên thực hiện trong cuộc đối đầu không cân sức, những chiến thuật mà hai bên thực hiện, những chiến thắng và tổn thất vẫn là bài học quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
(Theo QĐND)
Các tin khác
YBĐT - Sau khi kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII kết thúc, các bộ ngành Trung ương đã có nhiều văn bản cụ thể trả lời các ý kiến cử tri Yên Bái đề nghị và quan tâm. Sau đây nội dung chi tiết:
YBĐT - Thực hiện Quy chế hoạt động chương trình công tác năm 2012, ngày 28/12, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2012. Đồng chí Hoàng Đức Quế - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó trưởng ban Thường trực Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.
YBĐT - Trong quá trình lãnh đạo, tập thể và cá nhân các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy các nhiệm kỳ luôn chú trọng giáo dục tư tưởng, chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố xây dựng mối đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa Đảng với các tổ chức trong hệ thống chính trị...
Chiều 27-12, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ cán bộ và thăng quân hàm sĩ quan cấp tướng năm 2012.