“Trụ đỡ” của nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/12/2013 | 4:55:53 PM

YBĐT - Mặc dù khó khăn trong sản xuất kinh doanh tiếp tục kéo dài trong năm 2013 nhưng ngành nông nghiệp Yên Bái vẫn vững vàng, trở thành “trụ đỡ” của nền kinh tế. Trong bức tranh nông nghiệp nổi bật là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung…

Các đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ngành kiểm tra bản đồ quy hoạch Bệnh viện Đa khoa 500 giường của tỉnh. (Ảnh: Đức Toàn)
Các đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Duy Cường - Phó bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các ngành kiểm tra bản đồ quy hoạch Bệnh viện Đa khoa 500 giường của tỉnh. (Ảnh: Đức Toàn)

“Nông nghiệp Yên Bái ăn tết to” là câu nói vui của những người làm nông nghiệp. Không vui sao được khi bước vào sản xuất nông nghiệp năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đầu năm liên tục xuất hiện các đợt không khí lạnh kéo dài, trời âm u, ít nắng làm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây trồng; mưa đá kèm theo gió lốc mạnh trên diện rộng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp; giá cả vật tư đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất của nhà nông. Song, vượt lên những khó khăn thách thức, ngành nông nghiệp đã “cán đích” thành công. Lần đầu tiên năng suất lúa cả năm đạt gần 50 tạ/ha, đưa tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 283 ngàn tấn.

Nhà nông bây giờ không chỉ lo có đủ hạt thóc để đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải hướng tới sản xuất hàng hóa lúa gạo cho thị trường. Đến nay, Yên Bái đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa với quy mô lớn tập trung ở các cánh đồng Mường Lò (Văn Chấn, Nghĩa Lộ), Đại - Phú - An (Văn Yên), Mường Lai (Lục Yên).

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng đã tạo bước đột phá lớn. Hàng trăm mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao được triển khai rộng khắp như: mô hình sử dụng phân viên nén dúi sâu; mô hình ứng dụng máy gieo sạ lúa; mô hình cánh đồng mẫu lớn hàng trăm ha sản xuất một giống lúa ở Lục Yên, Văn Chấn giúp nông dân giảm chi phí, tiếp cận các tiến bộ khoa học, công nghệ để tăng thu nhập và hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa tập trung có chất lượng cao, hình thành mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất lúa gạo.

Tôi còn nhớ mãi khuôn mặt rạng rỡ của những nông dân vùng Đại - Phú - An bên chiếc máy gặt liên hợp và những chiếc bao tải căng đầy thóc vàng thu hoạch vụ mùa vừa qua. Niềm vui về thành quả lao động của họ là hình ảnh tiêu biểu nhất cho sản xuất nông nghiệp năm qua.

ở vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, việc chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô mở ra hướng đi mới cho nhà nông, cây ngô không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, ở các huyện vùng thấp, cây ngô được trồng thành vùng tập trung với diện tích hàng nghìn héc ta.

Thêm vào đó việc đưa giống mới, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến đã làm cho sản lượng và chất lượng tăng, tạo nên nguồn hàng hóa lớn. Toàn tỉnh có trên 26.700 ha ngô với sản lượng đạt trên 84 nghìn tấn.

Cũng như cây ngô, chè đã trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của tỉnh với trên 10.225ha chè kinh doanh, tổng sản lượng búp tươi đạt trên 91.000 tấn, đảm bảo cuộc sống cho hơn 20 vạn dân sống bằng nghề chè.

Nổi bật trong bức tranh sản xuất nông nghiệp là ngành nông nghiệp đã phối hợp với các huyện, thị chỉ đạo bà con nông dân tập trung sản xuất hàng hóa và đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông lâm sản tập trung với quy mô lớn như: vùng ngô hàng hóa hàng ngàn héc ta ở các huyện: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên; vùng sắn công nghiệp hàng ngàn héc ta ở huyện Văn Yên, Yên Bình; các vùng sản xuất chè; vùng cây ăn quả; vùng cây nguyên liệu giấy, vùng quế, vùng tre măng Bát độ.

Thu hoạch lúa bằng phương tiện cơ giới trên cánh đồng Đại - Phú - An (Văn Yên).

Tương tự sản xuất lương thực, kinh tế lâm nghiệp đã có những bứt phá ngoạn mục, trở thành mũi nhọn của nền kinh tế. Mỗi năm, toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng kinh tế, đưa độ che phủ rừng đạt trên 61,2%, cung cấp trên 400.000m3 gỗ các loại, 120 ngàn tấn tre, nứa, vầu phục vụ công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.

Trong nội ngành sản xuất nông lâm nghiệp đã có sự phát triển cân đối giữa chăn nuôi trồng trọt. Phát huy thế mạnh trong chăn nuôi thủy sản, những năm qua tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích chăn nuôi hàng hóa, nhiều chương trình dự án phát triển chăn nuôi, thủy sản được triển khai hiệu quả. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm được quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng đàn gia súc chính đạt 5%, sản lượng thịt hơi đạt từ 20 - 26 ngàn tấn. Kết quả này đã góp phần không nhỏ trong thành tích chung của sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà. Nông nghiệp một lần nữa khẳng định vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Một trong những định hướng sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014 là việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, trong đó lúa, ngô vẫn là cây chủ lực. Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh tiếp tục tập trung vào những sản phẩm thế mạnh của địa phương như: đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh lúa cao sản, sắn, nguyên liệu giấy, gỗ rừng trồng, quế, măng tre, cây ăn quả có quy mô lớn về diện tích và sản lượng. Trong sản xuất lúa, làm tốt công tác quy hoạch đồng ruộng, đưa các loại giống có chất lượng cao vào sản xuất, mở rộng mô hình cánh đồng mẫu gắn liền sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trong sản xuất kinh doanh chè, tiếp tục trồng mới, trồng thay thế chè già cỗi bằng các giống chè lai, chè nhập nội tiến tới xây dựng vùng chè sinh học an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Cùng với đó, tiếp tục áp dụng công nghệ cao vào chế biến, giảm chế biến chè thô sang chế biến chè tinh, chè xanh đặc sản.

Quy hoạch vùng cho sản xuất nông nghiệp phù hợp cộng thêm lợi thế từng vùng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông lâm sản cho nông dân là những yếu tố quan trọng, tạo điểm tựa vững chắc để nông nghiệp Yên Bái tiếp tục phát triển bền vững, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

 33 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Yên Bái năm 2014

 

1 - Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) 11%.

2 - Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 23 triệu đồng.

3 - Tổng sản lượng lương thực có hạt 274.500 tấn, trong đó thóc 195.000 tấn.

4 - Sản lượng chè búp tươi 85.000 tấn.

5 - Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 28.000 tấn; tổng đàn gia súc chính tăng 4% so với năm 2013.

6 - Trồng mới rừng 15.000ha.

7 - Tổng số xã đạt từ 5 tiêu chí nông thôn mới trở lên là 70 xã, tổng số xã đạt từ 10 tiêu chí nông thôn trở lên là 15 xã.

7 - Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7% so với năm 2013. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 7.000 tỷ đồng.

9 - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10.300 tỷ đồng.

10 - Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 49 triệu USD.

11 - Tổng thu ngân sách trên địa bàn 1.155 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách 1.070 tỷ đồng.

12 - Tổng vốn đầu tư phát triển 8.950 tỷ đồng.

13 - Tạo việc làm mới cho 17.500 lao động.

14 - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 42,6%

15 - Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% so với năm 2013, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm 6% so với năm 2013.

16 - Tổng số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 171.

17 - Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia: 178 trường.

18 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 19,8%.

19 - Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng: 98,5%.

20 - Tỷ lệ dân số mắc bệnh sốt rét: 0,059%.

21 - Tỷ lệ dân số mắc bệnh bướu cổ: 6,2%.

22 - Mức giảm tỷ lệ sinh: 0,2%o. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 12%o.

23 - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 82,5%.

24 - Tổng số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế: 42.

25 - Mật độ điện thoại: 61,5 máy/100 dân.

26 - Tỷ lệ hộ dân được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, xem Truyền hình Việt Nam: 93%.

27 - Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa: 69%.

28 - Tỷ lệ làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa: 47%.

29 - Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa: 76%.

30 - Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh: 82%.

31 - Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch: 74%.

32 - Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh: 53,2%.

33 - Tỷ lệ che phủ rừng: 61,2%. 

 Văn Thông

Các tin khác

YBĐT - Để đàn gia súc gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt trong mùa đông, thị xã Nghĩa Lộ đã chỉ đạo các xã, phường và hộ chăn nuôi tích cực chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc. Trong đó chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật dự trữ thức ăn, giữ ấm chuồng trại, không thả giông đàn gia súc trong những ngày trời rét đậm rét hại.

Anh Thi cùng vợ chăm sóc quế giống trong vườn ươm.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của ông Lý Văn Minh - Chủ tịch UBND xã Đại Sơn (Văn Yên), chúng tôi tìm đến thôn 1. Từ ngã ba trục đường liên xã rẽ vào thôn 1 khoảng 1km, trước mắt chúng tôi hiện ra một ngôi nhà xây hai tầng to đẹp bên phải đường. Mới đầu, tôi thầm nghĩ, đây chắc là nhà của người dưới xuôi lên làm kinh tế nhưng khi hỏi thăm mới biết, đây chính là nhà của anh Hoàng Văn Thi - người dân tộc Tày.

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Trấn Yên thường xuyên tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

YBĐT - Năm 2013 khép lại, vượt lên những khó khăn chung của nền kinh tế, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh hoàn thành vượt mức dự toán. Đây là năm thứ hai liên tiếp, Yên Bái thu ngân sách vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng.

Đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu kiểm tra vùng ngô đồi tại xã Bản Công.

YBĐT - Những ngày cuối năm đến với huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng ngợp mắt bởi những nương ngô vàng bạt ngàn thay thế những nương lúa, nương sắn kém hiệu quả và đồi hoang hóa. Trên các bản người Mông, ngô tẽ phơi vàng trên các phên, liếp, ngô bắp treo lúc lỉu trên bờ giậu, hiên nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục