"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"
- Cập nhật: Thứ tư, 19/2/2014 | 2:18:36 PM
Cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra đều dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến cầu Long Biên - một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa.
|
Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ra các phương án di dời cầu Long Biên về phía thượng lưu để bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này, đồng thời xây dựng cầu đường sắt mới vượt sông Hồng trên tim cầu cũ.
Theo đó, Bộ GTVT đưa ra 3 phương án vị trí cầu vượt sông Hồng. Phương án 1: Di dời 9 nhịp đầu cầu Hà Nội về phía thượng lưu cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại với kết cấu nhịp dàn theo và hình dáng tương tự với thiết kế ban đầu của cầu Long Biên. Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
GS.KTS Hoàng Đạo Kính (ảnh: Mỹ Trà) |
Trên cơ sở so sánh các phương án, Bộ GTVT cho rằng phương án 1 có ưu điểm vượt trội về kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc và bảo tồn cầu Long Biên cũ cũng như về giải phóng mặt bằng.
“Cả 3 phương án đều không ổn, đều có khả năng dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa”. Đó là khẳng định của GS.KTS Hoàng Đạo Kính trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV online. Ông nhấn mạnh: “Hà Nội mất cầu Long Biên chả khác nào Huế không còn cầu Trường Tiền”.
Cầu Long Biên, nhìn từ bờ sông, phía Phúc Tân (ảnh: Hà Thành) |
Giá trị thứ hai, phải coi cầu Long Biên như một phần ký ức của lịch sử Hà Nội, của thành phố Hà Nội. Cây cầu này gắn liền với cuộc sống của Hà Nội với nhiều kỷ niệm, nhiều sự kiện lịch sử mà Hà Nội không thể quên.
Giá trị thứ ba, tôi nghĩ cầu Long Biên là một hình ảnh kiến trúc đô thị của Thủ đô. Nó gắn liền với khu phố cổ, khu phố cũ với những hình ảnh về Hà Nội mà ai cũng nhớ mà nhớ bắt đầu từ hình ảnh Nhà Hát Lớn, từ chùa Một Cột, Văn Miếu – Quốc Tử Giám rồi đến cầu Long Biên.v.v.
Cầu Long Biên đã trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô.
Bởi vì chúng ta bỏ rất nhiều tiền ra để xây dựng tuyến tàu điện trên không, xây dựng hệ thống giao thông hiện đại … thì sao chúng ta cứ phải bám víu vào đường xe lửa chạy qua thành phố, sử dụng một cây cầu đã cũ và ít có khả năng tạo điều kiện cho sự phát triển của đường sắt tương lai của Hà Nội?
Chúng ta nên tính toán đến việc tiếp tục sử dụng cầu Long Biên hay là hãy để cầu Long Biên từ công năng giao thông trở thành một công trình văn hóa lịch sử đặc trưng, đặc sắc của Thủ đô?
Tôi nghĩ là cả 3 phương án mà các chuyên gia của ngành giao thông vận tải đề xuất trong ứng xử với cầu Long Biên là chưa phù hợp, đều có khả năng dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa. Hà Nội mất cầu Long Biên chả khác gì Huế mất cầu Tràng Tiền.
Vì thế, nên tính toán làm sao để có thể giảm tải về công năng giao thông cho cây cầu Long Biên và tăng dần công năng văn hóa và khai thác văn hóa du lịch cho cây cầu này.
Dù chuyển đi một phần hay cả cây cầu đều là không nên chút nào vì không thể tách cầu Long Biên lịch sử quen thân ra khỏi địa điểm lịch sử mà nó gắn bó cũng như không thể cưa xẻ cắt ra 9 nhịp cầu rồi đưa sang vị trí bên cạnh. Bởi mình không chỉ bảo tồn cấu trúc, kết cấu mà mình bảo tồn cây cầu là hình ảnh kiến trúc đô thị thành phố.
Cầu Long Biên, nhìn từ bãi giữa sông Hồng, phía hạ lưu (ảnh: Hà Thành) |
Theo tôi, nên tính đến việc hạn chế dần việc sử dụng cây cầu Long Biên làm phương tiện giao thông và biến đây thành một thiết chế văn hóa lịch sử. Có thể có kế hoạch trùng tu dần dần cây cầu này và thực hiện khai thác từng bước.
Trước tiên, coi cây cầu này thành hành lang đi bộ để người dân có thể tản bộ qua cây cầu, ngắm nhìn khung cảnh của TP Hà Nội, ngắm nhìn sông Hồng. Ở đây có thể dành chỗ để trưng bày về kỹ thuật giao thông đã từng có ở Hà Nội, tổ chức ở đó nơi người ta tập thể dục, nơi tổ chức sự kiện như lễ hội, làm những ki-ốt nho nhỏ bán hàng lưu niệm để khách du lịch đến tham quan mua sắm những sản phẩm đặc trưng của Hà Nội.
Có rất nhiều hình thức khác nhau. Có những kịch bản riêng, tôi nghĩ nếu xây dựng được một kịch bản riêng thì cầu Long Biên có thể trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn, một hình ảnh đặc sắc của Hà Nội.
(Theo VOV)
Các tin khác
Tiếp đà đi xuống hôm qua, sáng 19/2 giá vàng trong nước thêm 100.000 đồng/lượng bởi giá kim loại quý thế giới đang đi xuống.
YBĐT - Dịch cúm A/H7N9 và H5N1 đã xuất hiện tại Trung Quốc, Đài Loan làm hàng trăm người chết, còn trong nước đã có 8 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm. Kết hợp cùng với những yếu tố bất lợi của thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh dễ phát sinh nên bà con nông dân cần đặt công tác phòng bệnh lên hàng đầu.
Ngày 18/2, Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam chính thức khởi động 3 dự án mới do EU tài trợ có tổng trị giá 3 triệu euro, nhằm hỗ trợ Việt Nam và các nước láng giềng chống khai thác gỗ trái phép, thúc đẩy kinh doanh gỗ, sản phẩm gỗ hợp pháp, cũng như sử dụng rừng bền vững tại Việt Nam.
Số đơn vị được cổ phần hóa trong vòng 2 năm tới sẽ không dừng lại ở 500, theo yêu cầu từ người đứng đầu Chính phủ. Nhà nước cũng sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ vốn ở nhiều doanh nghiệp.