Nguồn lực phát triển rừng bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/3/2014 | 2:12:10 PM

YBĐT - Năm 2013 là năm thứ ba tỉnh Yên Bái thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Chính sách này đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng ở các vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số khó khăn, góp phần vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

Phí bảo vệ môi trường rừng góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Phí bảo vệ môi trường rừng góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Với lao động nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ thuộc lưu vực sông Đà đã tăng từ 200.000 đồng/ha lên 473.200 đồng/ha, lưu vực sông Chảy và sông Hồng ngoài ngân sách hỗ trợ giao khoán bảo vệ người dân còn được nhận thêm khoản tiền DVMTR với đơn giá 77.400 đồng/ha (lưu vực sông Chảy), 20.100 đồng/ha (lưu vực sông Hồng).

Năm 2013, tỉnh cũng bắt đầu sử dụng toàn bộ tiền DVMTR để chi trả cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng, không sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước đối với những diện tích rừng thuộc lưu vực sông Đà. Tuy nhiên, sau ba năm triển khai, vẫn còn nhiều bất cập cần sớm điều chỉnh để chính sách chi trả phí DVMTR thực sự đi vào cuộc sống.

Là một tỉnh có tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, sau Lâm Đồng và Sơn La, Yên Bái là tỉnh thứ ba thành lập và đưa Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) cấp tỉnh vào hoạt động.  Đây là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đồng thời tiếp nhận các nguồn vốn khác và thu hút các nguồn lực từ các chương trình, dự án, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, BV&PTR trên phạm vi toàn tỉnh.

 Đến nay, Quỹ BV&PTR tỉnh đã tham mưu và ký hợp đồng chi trả DVMTR giữa Quỹ BV&PTR Việt Nam với 8 công ty sản xuất thủy điện, 2 công ty kinh doanh nước sinh hoạt - là những cơ sở có nguồn thu lớn, chiếm tới trên 90% tiềm năng thu DVMTR toàn tỉnh ở thời điểm hiện tại. Tổng số tiền thu trong năm 2013 (bao gồm lũy kế năm 2012 chuyển sang) đạt 32,1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu được, sau khi trừ  chi phí quản lý và trích lập quỹ dự phòng, sẽ được chi trả cho các tổ chức, người dân tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, trên bình diện chung toàn tỉnh, công tác chi trả DVMTR còn rất nhiều khó khăn, bất cập. Một số cơ sở, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với lý do đưa ra: chưa hạch toán phí chi trả tiền DVMTR vào giá thành sản xuất, thậm chí một số cơ sở có biểu hiện trốn tránh nộp phí theo quy định.

Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp cho biết: “Năm 2011, 2012 các doanh nghiệp đều nêu lý do giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không xác định tiền DVMTR (nằm trong chi phí tránh được đối với các nhà máy thủy điện dưới 30 MW), do vậy, các doanh nghiệp không có cơ sở để chi trả tiền DVMTR. Trong khi đó, chúng ta chưa có chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR theo quy định, dẫn đến việc thu tiền gặp rất nhiều khó khăn”.

Việc xác định ranh giới, diện tích rừng cho từng chủ rừng và rà soát việc giao khoán bảo vệ rừng đến từng chủ rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR là một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay. Đây là công việc khá phức tạp, mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức với khối lượng công việc lớn, thuộc phạm vi ranh giới hành chính của nhiều huyện, nhiều đơn vị, nhiều chủ rừng khác nhau với diện tích rừng rất rộng lớn, phân tán và ở những địa bàn khó khăn.

Theo kế hoạch năm 2014, tỉnh tiếp nhận và thu ủy thác tiền DVMTR từ các đối tượng sử dụng DVMTR là 33.342.248.000 đồng. Thực hiện chi trả tiền DVMTR cho 171.595,1 ha rừng của các chủ rừng có cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện tốt và khắc phục những khó khăn, bất cập, về lâu dài, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần đề ra các giải pháp tháo gỡ.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chây ỳ không ký kết hợp đồng chi trả DVMTR hoặc không thực hiện việc nộp tiền đúng hạn, cần có các biện pháp hành chính để bảo đảm việc thực thi pháp luật được nghiêm minh. Cần đẩy mạnh thực hiện chủ trương giao rừng, cho thuê rừng, đồng thời chính quyền cơ sở phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

Anh Dũng 

Các tin khác
Khách hàng đến mua xăng tại cửa hàng xăng dầu số 1.
(Ảnh: Hồng Duyên)

YBĐT - Đến hết năm 2013 toàn tỉnh Yên Bái có 94 cửa hàng bán lẻ xăng, dầu với tổng sản lượng ước đạt 92.780 tấn, trong đó riêng Công ty Xăng dầu Yên Bái có 43 điểm bán lẻ (tính cả các đại lý) với sản lượng 52.388 tấn, chiếm tỷ trọng 56%. Điều đó cho thấy vị thế của Công ty trên lĩnh vực cung cấp và ổn định thị trường xăng dầu - mặt hàng mang tính chiến lược đối với nền kinh tế.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 3.3, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết sáng nay 4.3, Bộ Tài chính và Bộ Công thương họp bàn về giá sữa, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc điều tra làm rõ có dấu hiệu liên kết tăng giá sữa bất hợp lý hay không. “Có thể một số doanh nghiệp (DN) liên kết tăng giá sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em”, ông Hải nói.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014-2015.

Hơn 400 người đã được huy động với 8 chốt bảo vệ thi công 22,1 km gói thầu A2 Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua huyện Tam Dương, được triển khai từ hôm nay 3/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục