Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 2:54:44 PM

YBĐT - Tháng 3, thời tiết khu vực đèo Khau Phạ đặc biệt hanh khô cộng với ảnh hưởng của gió Lào, nguy cơ cháy rừng cực cao. Trạm Kiểm lâm Cao Phạ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã nâng mức độ cảnh báo cháy rừng lên mức nguy hiểm.

Cán bộ Trạm Kiểm lâm Cao Phạ hướng dẫn, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức cảnh giác phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cán bộ Trạm Kiểm lâm Cao Phạ hướng dẫn, tuyên truyền người dân nâng cao ý thức cảnh giác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Thực tế cho thấy, trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nguyên nhân dẫn đến cháy rừng chủ yếu là do ý thức bất cẩn của người dân trong sản xuất nương rẫy. Chính vì vậy, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các chiến sỹ kiểm lâm. 

Ông Trần Đình Thế - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Cao Phạ cho biết: Trạm được giao quản lý trên 7.100ha rừng phòng hộ nằm trên địa bàn 2 xã Cao Phạ và Nậm Có. Để làm tốt công tác PCCCR, nhất là năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, với phương châm phòng là chính, ngay từ đầu tháng 10/2013, đơn vị đã rà soát, chỉnh sửa phương án PCCCR, kiện toàn Ban chỉ huy; chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND các xã rà soát, chỉnh sửa phương án PCCCR cấp xã và thành lập, củng cố 24 tổ bảo vệ rừng với 120 thành viên tham gia.

Đồng thời, Trạm xác định 3 trọng điểm dễ cháy tại khu vực rừng bản Tà Ghênh, Tu San (Nậm Có) và Kháo Nhà (Cao Phạ), trên cơ sở đó xây dựng các phương án cụ thể theo phương châm “4 tại chỗ”; chuẩn bị công cụ, phương tiện sẵn sàng chữa cháy rừng và tổ chức phân công cán bộ, viên chức duy trì làm việc tại các trạm, cơ quan, đảm bảo trực 24/24h, sẵn sàng xử lý các tình huống có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR - ông Thế cho biết thêm.

Khu vực đèo Khau Phạ và xã Nậm Có chủ yếu là đồng bào Mông, Thái sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân thấp, chủ yếu dựa vào rừng. Theo thống kê những năm trước cho thấy, nguyên nhân chính gây cháy rừng chủ yếu từ canh tác nương rẫy, chăn thả gia súc, hun tổ ong, đun nấu trong rừng... Vì vậy, để giảm thiểu các vụ cháy rừng có thể xảy ra, cán bộ Trạm đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong công tác này.

Ông Lý A Lử - Bí thư Đảng ủy xã Cao Phạ cho biết: “Là xã có diện tích rừng nhiều, để nâng cao nhận thức cho người dân trong PCCCR, hàng năm, địa phương đều chủ động phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tổ chức ký cam kết thực hiện nội quy, quy chế PCCCR; khuyến cáo người dân sử dụng lửa an toàn và tác hại của cháy rừng. Bên cạnh đó, tổ, đội bảo vệ rừng của xã với 37 thành viên gồm kiểm lâm địa bàn, công an xã và dân quân thường xuyên duy trì tuần tra rừng tháng 2 lần. Qua đó, ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân nâng lên và nhiều năm liền, diện tích rừng của xã quản lý không có điểm nóng phá, phát, đốt rừng làm nương rẫy; không có tụ điểm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép”.

Theo lãnh đạo Trạm Kiểm lâm Cao Phạ, hiện nay, phương tiện phục vụ công tác chữa cháy của đơn vị rất thô sơ, mỗi xã mới chỉ được trang bị 10 can nhựa, đèn pin, ủng, vỉ dập lửa; khi có tình huống xảy ra chủ yếu vẫn dựa vào lực lượng cùng phương tiện tại chỗ của dân như: cuốc, xẻng, dao phát…

Tuy nhiên, qua thực tiễn, người dân đã có một phương án chữa cháy khá hiệu quả mà các địa phương có thể học tập, áp dụng. Năm 2013, xã Nậm Có xảy ra một vụ cháy trảng cỏ với diện tích 0,7ha. Trong quá trình chữa cháy, người dân đã có sáng kiến chữa cháy khá hiệu quả là với bình phun thuốc sâu, người dân cải tiến mở rộng vòi phun, đổ nước vào để chữa cháy.

Theo anh Giàng A Lù, cán bộ kiểm lâm phụ trách xã, dưới áp lực phun, việc chữa cháy đạt hiệu quả khá tốt. Phương pháp này chỉ phù hợp với những vụ chảy tráng cỏ, phạm vi nhỏ nhưng cũng góp phần khống chế đám cháy hiệu quả.

Mùa khô năm nay được dự báo là kéo dài, diễn biến bất thường và từ đầu tháng 1/2014, Trạm Kiểm lâm Cao Phạ đã nâng mức độ cảnh báo cháy rừng lên mức nguy hiểm. Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống cháy rừng, hiện nay, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền các xã triển khai đồng bộ giải pháp PCCCR. Trong đó tập trung tăng cường hệ thống bảng, biển cấm lửa rừng, bảng thông báo cấp cháy rừng và xây dựng các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy, duy trì mạng lưới thông tin thông báo cháy rừng... nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra.

Anh Dũng

Các tin khác
Vận chuyển

Công ty APR Energy (trụ sở tại Mỹ) đã giới thiệu tại Việt Nam giải pháp lắp đặt nhà máy điện công suất từ 20-500 MW (Megawatt) chỉ trong khoảng 60 ngày. Trong khi đó, để xây dựng một nhà máy nhiệt điện/thủy điện có công suất tương tự phải mất vài năm.

Cán bộ kiểm lâm Mù Cang Chải bàn phương án bảo vệ rừng tại xã Púng Luông.
(Ảnh: Tuấn Nghĩa)

YBĐT - Chỉ tính riêng năm 2013 đã có hàng nghìn lượt người ở các xã, các thôn bản vùng giáp ranh thuộc hai huyện Mù Cang Chải, Văn Yên (Yên Bái) được học tập các văn bản, các quy định của Nhà nước về công tác BVR, PCCCR.

Rừng phòng hộ đầu nguồn ở xã La Pán Tẩn được bảo vệ tốt.

YBĐT - Thông qua những buổi tuyên truyền, vận động, người dân đã hiểu rõ vai trò của rừng: rừng không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo mà còn có chức năng phòng hộ, cân bằng sinh thái, môi trường.

Gạo nếp Tú Lệ được tư thương thu mua tự do nên dễ bị trà trộn.

YBĐT - Nếp tan Tú Lệ đã là một sản phẩm có tiếng vang xa khắp cả nước. Tuy nhiên Yên Bái nói chung, Văn Chấn nói riêng lại chưa khai thác tốt điều này để mang lại hiệu quả kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục