Triển vọng chăn nuôi đại gia súc ở Châu Quế Thượng

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2017 | 7:54:25 AM

YBĐT - Những năm gần đây, nhiều hội viên Hội Nông dân xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên đã tích cực chuyển đổi chăn nuôi trâu, bò từ lấy sức cày kéo sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo tư duy mới về phát triển kinh tế từ chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò bán chăn thả của hội viên Nguyễn Đức Thuận ở thôn 4 cho thu nhập ổn định.
Mô hình chăn nuôi bò bán chăn thả của hội viên Nguyễn Đức Thuận ở thôn 4 cho thu nhập ổn định.

Hội Nông dân xã Châu Quế Thượng có trên 800 hội viên sinh hoạt ở 10 chi hội, phần lớn hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, Xa Phó, Mông, Dao...; trình độ nhận thức còn hạn chế và đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên Hội luôn chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên đổi mới phương thức phát triển kinh tế gia đình.
 
Trong đó, hàng năm các hội viên gieo cấy trên 180 ha lúa nước, năng suất đạt 50 tạ/ha; trồng trên 430 ha ngô, năng suất đạt gần 35 tạ/ha; trồng 560 ha sắn công nghiệp, năng suất bình quân 20 tấn/ha và trồng trên 60 ha rau màu khác. Đặc biệt, vài năm gần đây do giá sắn bấp bênh, cây quế, bồ đề thường xuyên bị sâu bệnh nên nhiều người dân đã chuyển hướng trồng cỏ, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
 
Năm 2017, Hội Nông dân xã đã có trên 20 mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê. Trong đó, 11 mô hình chăn nuôi trâu, bò với số lượng 10 con trở lên, còn lại là các mô hình chăn nuôi theo nhóm, hộ gia đình cá nhân với số lượng từ 6 con trâu, bò trở lên/mô hình, chăn nuôi dê, lợn với số lượng từ 30 con trở lên/mô hình.
 
Hội viên Nguyễn Đức Thuận ở thôn 4 cho biết: "Trước đây, tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để lấy sức cày kéo, nhưng khoảng 4 năm trở lại đây do mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp, trồng sắn, bãi chăn thả tự nhiên bị thu hẹp nên tôi chuyển sang trồng cỏ nuôi bò bán chăn thả. Tôi luôn duy trì số lượng 10 con trở lên. Với nông thôn, đất trồng cỏ rộng rãi thì chăn nuôi bò chi phí và rủi ro thị trường, bệnh tật thấp hơn so với nuôi lợn. Với mô hình của tôi hiện nay chưa đủ để nuôi chuyên. Nếu giá bò cao như một vài năm trước thì mỗi năm tôi có thu nhập trên 70 triệu đồng, còn như hiện nay chỉ được khoảng 60 triệu đồng/năm”.
 
Ngoài mô hình của ông Thuận, Hội Nông dân xã còn hàng chục mô hình khác như mô hình của ông Nguyễn Văn Lịch ở thôn 6, Lê Văn Dũng ở thôn 2, Nguyễn Văn Khởi ở thôn 4... đều đang phát triển rất ổn định. Đây là tín hiệu vui cho người dân trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Đi đôi với duy trì các mô hình, Hội luôn quan tâm đồng hành cùng hội viên đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; động viên, khuyến khích các hội viên giúp nhau về vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật để cùng nhau làm giàu chính đáng. Qua đó, số hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi từ dưới 50 hộ năm 2015 đã tăng lên trên 68 hộ hiện nay.
 
Để tiếp thêm sức mạnh cả về tinh thần, vật chất cho các hội viên nghèo vươn lên trong phát triển kinh tế, cùng với các chương trình hỗ trợ thực hiện mô hình của Nhà nước thì các chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo cũng góp phần không nhỏ giúp các hội viên chủ động vốn đầu tư. Trong đó, Hội đã triển khai hiệu quả công tác ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên với tổng dư nợ hiện nay do Hội Nông dân quản lý đạt trên 6,1 tỷ đồng cho trên 160 hộ vay và đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
 
Hội viên Tráng A Tủa ở thôn 8 cho biết: "Chúng tôi ở vùng sâu không có điện, đường tiện lợi nên chăn nuôi lợn, gà rất khó khăn. Vì vậy, cùng với con bò giống được Nhà nước hỗ trợ theo chương trình hộ nghèo thì tôi còn vay vốn đầu tư mua thêm con giống để phát triển chăn nuôi bò. Hiện nay, gia đình tôi đã có 6 con bò”.

Để kinh tế chăn nuôi từng bước phát triển, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương thì cùng với bám sát tuyên truyền, vận động các hội viên trồng cỏ chăn nuôi theo hướng bán chăn thả, Hội còn quan tâm đẩy mạnh chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào trong phát triển chăn nuôi và chủ động phòng chống dịch bệnh cũng như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại phòng chống rét trong mùa đông để duy trì tổng đàn gia súc và phát triển chăn nuôi trong năm tới.

A Mua

Các tin khác
Nông dân huyện Trạm Tấu di chuyển trâu từ bãi chăn thả về nuôi tại chuồng trong mùa đông.

YBĐT - Là xã có nhiều trâu, bò nhất huyện, nên bước vào mùa đông, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu luôn chủ động kế hoạch để phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc.

Rừng phòng hộ ở Văn Yên được quản lý bảo vệ tốt.

YBĐT - Văn Yên là huyện vùng thấp, song lại có tới 10 xã vùng cao, nhu cầu sản xuất nương rẫy ở những xã thiếu ruộng nước là rất lớn, trong khi đó, trình độ canh tác của một số bộ phận đồng bào thiểu số các xã vùng cao vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là mùa khô hanh.

YBĐT - Những chính sách khuyến khích, sự hỗ trợ sát sao của chính quyền các cơ quan chức năng sẽ góp phần động viên tích cực, tạo động lực để kinh tế tư nhân đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Yên trong những năm tới.

YBĐT - Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với ý chí vượt khó làm giàu, đến nay, toàn xã Tân Lập có trên 250 hộ hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở, mỗi năm Hội đã giúp 7 - 8 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục