Yên Bình: Đòn bẩy phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/10/2018 | 7:56:29 AM

YBĐT - Vùng Đông hồ Thác Bà có 80% dân cư sinh sống là đồng bào dân tộc Tày, Dao quần trắng và Cao Lan. Nơi đây có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.

Du khách nước ngoài lưu trú tại homestay ở xã Phúc An, huyện Yên Bình.
Du khách nước ngoài lưu trú tại homestay ở xã Phúc An, huyện Yên Bình.

Từ năm 2000, một số hộ dân người Dao ở đây đã bước đầu hình thành dịch vụ đón khách du lịch tại nhà. Đến nay, có 9 hộ người Dao ở các xã Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành phối hợp với Công ty TNHH Lavie Vũ Linh tham gia làm dịch vụ du lịch này.

Homestay Thành Sầu ở thôn Đồng Tý, xã Phúc An là homestay đầu tiên trên địa bàn xã. Theo ông Tướng Văn Thành - chủ homestay Thành Sầu thì ông đã làm mô hình này được 13 năm, những năm gần đây, bình quân đón gần 1.000 lượt khách du lịch mỗi năm. 

Để làm homestay, gia đình ông Thành đã sửa sang nhà cửa, giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của người Dao quần trắng dân tộc mình, đồng thời trồng rau xanh và chăn nuôi thêm để phục vụ ẩm thực của du khách. 

Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động đón khách của các hộ dân ở vùng Đông hồ Thác Bà còn mang tính tự phát, chưa khai thác được tiềm năng tương xứng phục vụ du khách nên lượng khách đến chưa nhiều. 

Từ năm 2013 đến 2017, du lịch cộng đồng Đông hồ Thác Bà đón và phục vụ khoảng trên 26.500 lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm 48%. Riêng trong năm 2017, tuy lượng khách có tăng nhưng không đáng kể và vẫn ở mức khiêm tốn: trên 7.000 lượt khách. 

Nguồn khách chủ yếu là của Công ty TNHH Lavie Vũ Linh mang lại và những nhóm khách nội địa gia đình, bạn bè tự tổ chức đi lẻ. Ngày lưu trú bình quân của khách ngắn, chưa đạt 1,5-2 ngày, tiêu thụ dịch vụ du lịch thấp. 

Mới đây, huyện Yên Bình đã xây dựng và triển khai Đề án "Phát triển du lịch vùng Đông hồ Thác Bà huyện Yên Bình giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025” nhằm thúc đẩy du lịch cộng đồng vùng Đông hồ Thác Bà phát triển theo hướng bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi ích từ du lịch cộng đồng của vùng. 

Đề án triển khai tại các xã Vũ Linh, Phúc An, Xuân Lai, Yên Thành (giai đoạn 1); 2 xã Cảm Nhân, Mỹ Gia định hướng phát triển trong giai đoạn 2. 

Đề án hướng tới mục tiêu đến năm 2020 và những năm tiếp theo xây dựng vùng Đông hồ Thác Bà trở thành vùng du lịch cộng đồng tiêu biểu, hấp dẫn, có vị trí quan trọng trong vùng với hệ thống hộ gia đình làm dịch vụ đón khách đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng xây dựng Đề án thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch. 

Bên cạnh đó, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên và môi trường; mở rộng dịch vụ du lịch nghỉ nhà dân, nâng cao kỹ năng cho các hộ gia đình làm du lịch; định hướng cho các hộ dân xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Giai đoạn 2018 - 2020, Đề án sẽ xây dựng, nhân rộng và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch nghỉ tại nhà dân tại 4 thôn: Ngòi Tu (xã Vũ Linh), Đồng Tý (xã Phúc An), Ngòi Cụ (xã Yên Thành) và Trung Tâm (xã Xuân Lai). 

Đồng thời, phấn đấu năm 2020 và những năm tiếp theo du lịch cộng đồng vùng Đông hồ đón được 12.000 - 15.000 lượt khách với trên 30.000 - 40.000 ngày lưu trú; năm 2020 có 28 hộ làm cơ sở lưu trú cộng đồng. Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục nhân rộng thêm 22 hộ đón khách nghỉ tại nhà tại 6 thôn trong Đề án và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch…

Để thực hiện Đề án, huyện sẽ tiến hành các phần việc nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch cộng đồng, từ hệ thống đường giao thông liên thôn, nhà văn hóa thôn; vệ sinh môi trường thôn, làng đến tập huấn, nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; hỗ trợ phát triển văn hóa văn nghệ dân gian phục vụ khách du lịch cho đến vấn đề thể chế, chính sách. 

Từ 2018 - 2020, huyện lựa chọn, vận động các hộ gia đình đủ tiêu chí của hoạt động du lịch nghỉ nhà dân để hỗ trợ cơ sở vật chất và kỹ năng nghiệp vụ du lịch; các thôn, các hộ gia đình, cá nhân còn lưu giữ nghề thêu, dệt thổ cẩm tham gia vào Đề án; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch ngắn ngày; tổ chức các tour du lịch tham quan học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ xã và các hộ gia đình được lựa chọn trong Đề án.

Cùng đó, lập hồ sơ các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, lễ hội văn hóa tín ngưỡng của người Dao, Cao Lan để tiến hành phục dựng, bảo tồn phát huy giá trị làm phong phú những sản phẩm về văn hóa phục vụ phát triển du lịch; thành lập các câu lạc bộ văn hóa, thể thao dân gian; khôi phục nghề thêu, dệt thổ cẩm, tiếp tục phát triển làng nghề rọ tôm và sản xuất những mặt hàng lưu niệm bằng mây, tre đan. 

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng phương án trồng hoa, rau, quả trên đảo, đồi thấp hồ Thác Bà và dịch vụ chăm sóc sức khỏe kết hợp với trạm y tế cơ sở tại khu vực các xã trong Đề án...

Đề án hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế, xã hội, xây dựng được hình ảnh mang tính thương hiệu về du lịch cộng đồng huyện Yên Bình, thu hút du khách, đưa du lịch Yên Bình trở thành điểm đến thân thiện của tỉnh và của vùng Tây Bắc. 

H.Q

Các tin khác
Vietjet Air tung 2 triệu vé giờ vàng siêu tiết kiệm, giá chỉ từ 0 đồng.

Đón mùa du lịch rộn ràng, Vietjet dành tặng 3 ngày vàng siêu khuyến mại (ngày 24, 25, 26/10) vào khung giờ vàng "12 giờ rồi, Vietjet thôi!” với 2 triệu vé siêu tiết kiệm giá chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) tại website www.vietjetair.com.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mù Cang Chải hướng dẫn cho người dân làm thủ tục vay vốn.

YBĐT - Nhờ chương trình tín dụng chính sách, hàng trăm hộ ở Mù Cang Chải đã thoát nghèo, nhiều lao động được tạo việc làm mới, nhiều học sinh, sinh viên được vay vốn để học tập; 26 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng nhà ở, 136 hộ được vay vốn hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn...

Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa đã và đang phát huy hiệu quả.

YBĐT - Trong 8 đề án thành phần của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, qua thực hiện đến ngày 5/10, nhiều đề án chưa đạt trên 50% kế hoạch.

Chế biến măng tre xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành.

YBĐT - Từ một doanh nghiệp nhỏ, nhưng bằng chiến lược phát triển đúng đắn, liên kết với nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường, Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục