Giữ rừng ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/2/2019 | 8:12:59 AM

YênBái -

Huyện Mù Cang Chải hiện có 14 xã, thị trấn và hơn 80.868 ha đất có rừng; trong đó, có trên 60.000 ha rừng tự nhiên, hơn 20.240 ha rừng trồng và độ che phủ đạt 67%. 

Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng cây sơn tra giống.
Cán bộ Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng cây sơn tra giống.

Do địa hình núi cao, hiểm trở, dân cư thưa thớt phân bố không đều, vào mùa khô khí hậu khắc nghiệt nên việc triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hàng năm gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền địa phương nên đã chủ động được việc PCCCR và những năm gần đây không có vụ cháy rừng lớn xảy ra. 

Để có kết quả này, huyện đã kiện toàn lại các ban chỉ đạo, tổ đội PCCCR từ huyện tới thôn bản, nhóm hộ; tổ chức cho nhân dân ký cam kết không phát nương làm rẫy lấn chiếm đất rừng, không mang lửa vào rừng trong mùa khô hanh; xây dựng các chòi canh lửa ở những khu vực trọng yếu, thực hiện vệ sinh rừng, làm đường băng cản lửa để PCCCR…

Ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: năm 2018, UBND huyện chỉ đạo quyết liệt công tác PCCCR theo phương châm "4 tại chỗ"; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu để kịp thời cảnh báo nguy cơ cháy rừng; chỉ đạo kiện toàn 16 ban chỉ huy PCCCR các xã, thị trấn và chủ rừng, thành lập 131 tổ đội xung kích tuần tra, bảo vệ rừng với 624 lượt người tham gia; ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với 10.864 lượt hộ, đạt 100% kế hoạch. 

Cùng đó, địa phương còn thường xuyên kiểm tra, tu sửa 303 km đường ranh cản lửa, đặc biệt là ở tại các vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy cao; làm mới và duy trì 131 chòi, lán canh lửa kiên cố và bán kiên cố, lập thêm các lán tạm tại các điểm cao của các xã để chủ động phát hiện lửa rừng trong mùa khô hanh tại các thôn bản; tổ chức thành công cuộc diễn tập PCCCR tại xã Cao Phạ. Điều đáng mừng là, trong 9 tháng đầu năm 2018, huyện không để xảy ra cháy rừng.

Cùng với PCCCR, huyện Mù Cang Chải còn vận động nhân dân thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ trên 67.564 ha rừng, chăm sóc trên 744 ha rừng trong độ tuổi; gieo tạo trên 230.000 cây giống để phục vụ trồng rừng. 

Khảo sát, xây dựng hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình lâm sinh; bổ sung kế hoạch trồng cây sơn tra trong rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt 200 ha; hồ sơ trồng rừng sau khai thác 15,9 ha; hồ sơ chăm sóc rừng phòng hộ năm 3 là 150 ha; năm 4 là 744,8 ha; hồ sơ khai thác nhựa thông năm 2018 đến năm 2020... 

Đồng thời, thực hiện trồng rừng được 616 ha, đạt 94,8 % so với kế hoạch (trong đó có 200 ha rừng phòng hộ nghèo kiệt, 15,9 ha rừng sau khai thác, 400 ha trồng rừng KFW8); tiến hành khai thác tận thu được 388m3 gỗ rừng trồng, khai thác nhựa thông 122,4 tấn. 

Cùng đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép; xử lý kịp thời các vụ vi phạm tại cơ sở. 

Trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 7 vụ vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép và 1 vụ khai thác rừng trái phép, tịch thu 1,567 m3 gỗ các loại, xử phạt 55 triệu đồng.
 
Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải cho hay: trong tháng 5/2018, trên địa bàn huyện xảy ra dịch sâu đo ăn lá sơn tra và rừng tái sinh với tổng diện tích bị hại là 150 ha tại bản Phình Ngài và Lùng Cúng, xã Nậm Có. 

Để chủ động phòng chống, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu đo ăn lá gây ra, Phòng và các đơn vị chuyên môn đã phối hợp với UBND xã Nậm Có tập huấn, hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu đo ăn lá như khoanh vùng, phát dọn vệ sinh sạch sẽ thực bì xung quanh gốc cây và khu vực rừng trồng bị sâu ăn lá; tìm bắt giết nhộng quanh gốc cây và trên lá; tỉa cành hợp lý theo đúng mật độ và yêu cầu kỹ thuật, bẫy đèn; tuyệt đối không phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ thiên địch và môi trường. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nên dịch sâu đo ăn lá đã được phòng trừ kịp thời, không lây lan ra diện rộng”. 

Thời gian tới, để việc bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, huyện tiếp tục ban hành các giải pháp trong việc BVPTR; tiếp tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, chủ rừng có hành vi vi phạm pháp luật.

Quang Thiều

Các tin khác
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trò chuyện với công nhân nhà máy.

Dự kiến, mỗi năm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 sẽ phát lên lưới điện quốc gia sản lượng điện từ 3,6 đến 3,9 tỷ kWh.

Mua vàng để lấy may trong ngày Thần tài (mồng 10 tháng Giêng). Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của từng gia đình coi món đồ nào là giá trị thì mua món đồ đó cúng vía thần với mong muốn có được sự may mắn, cầu tài, cầu lộc và một năm làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Bước vào năm 2019, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tiếp tục phát động và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua lao động sản xuất phát huy tiềm năng, lợi thế, đổi mới công nghệ, trang thiết bị và có các phương án phát triển chiến lược nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để đủ sức vươn ra "biển lớn”.

Trong tháng 1/2019, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái đạt gần 352 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 10,2% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục