Nghĩa Lộ thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/5/2019 | 1:56:25 PM

YênBái - Đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đang thực hiện 14 chương trình tín dụng với tổng dư nợ hiện đạt hơn 119 tỷ đồng.

Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, trao đổi với các tổ chức đoàn thể xã Nghĩa Phúc về chương trình vay vốn.
Cán bộ Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, trao đổi với các tổ chức đoàn thể xã Nghĩa Phúc về chương trình vay vốn.

Những năm qua, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai và thực hiện đầy đủ các nghị quyết, quyết định của ngân hàng cấp trên; Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH; Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo; Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo; quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác… góp phần vào việc nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. 

Nếu như năm 2003 mới chỉ thực hiện 2 chương trình tín dụng là hộ nghèo và giải quyết việc làm với dư nợ hơn 8,3 tỷ đồng, thì đến nay Phòng Giao dịch đang triển khai thực hiện 14 chương trình tín dụng với quy mô ngày càng mở rộng cả về khối lượng và đối tượng phục vụ với tổng dư nợ hiện đạt hơn 119 tỷ đồng. 

Trong đó: Hội Nông dân với 30 tổ tiết kiệm vay vốn (TKVV), dư nợ hơn 37 tỷ đồng; Hội Phụ nữ có 41 tổ TKVV, dư nợ hơn 47 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh có 22 tổ TKVV, dư nợ hơn 22 tỷ đồng; Đoàn thanh niên có 6 tổ TKVV, dư nợ hơn 6 tỷ đồng… 

Để triển khai thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay, NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội nhận ủy thác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ TKVV và hộ vay vốn. Tổ chức giao ban tại điểm giao dịch xã mỗi tháng 1 lần nhằm tuyên truyền các chương trình tín dụng ưu đãi; kết quả thu lãi; vận động người dân tham gia gửi tiết kiệm… 

Do quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay nên tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH thị xã chỉ chiếm 0,14%. Sau hơn 16 năm hoạt động, Phòng Giao dịch NHCSXH Nghĩa Lộ đã góp phần cải thiện đời sống cho hơn 5.000 lượt hộ, gần 3.000 hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Thay đổi nhận thức và cách làm của người dân, nguồn vốn vay còn được lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, tăng thu nhập cho hộ nghèo và góp phần xây dựng nông thôn mới. 

Không chỉ mở rộng khối lượng và đối tượng phục vụ, Phòng Giao dịch còn đơn giản hóa quy trình, thủ tục và phương thức cho vay, từ đó, giúp đồng vốn đến với người nghèo, đối tượng chính sách một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được chi phí giao dịch, góp phần để hộ nghèo mua được hàng ngàn con trâu, bò sinh sản, hàng chục ngàn con lợn và hàng vạn con gia cầm các loại. 

Nhân dân còn đầu tư, trồng mới và cải tạo hàng trăm héc-ta lúa, hoa màu các loại, đã làm thay đổi tập quán canh tác từ 2 vụ lên 3 vụ/năm, góp phần nâng giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác 3 vụ của thị xã đạt trên 130 triệu đồng/ha/năm. Vốn tín dụng đã tác động tích cực đến các vùng nông thôn nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thị xã Nghĩa Lộ phát triển, ổn định chính trị, trật tự xã hội. Thời gian tới, Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Nghĩa Lộ, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư và Quyết định số 852 của Chính phủ về Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Tập trung tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành đúng chế độ chính sách, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động hiện nay.

Thạch Phong

Tags NHCSXH Nghĩa Lộ vay vốn hộ nghèo hộ cận nghèo tín dụng chính sách

Các tin khác
Nhiều hội viên phụ nữ xã Báo Đáp có thu nhập khá nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Số tiền tiết kiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Báo Đáp lên tới 120 triệu đồng cho 40 hội viên khó khăn vay vốn phát triển kinh tế.

Ông Giàng A Phử, thôn Sài Lương 3 trao đổi với người dân về việc thu mua quế vỏ.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; đồng thời, nâng cao giá trị thu nhập từ cây quế, những năm qua, xã An Lương, huyện Văn Chấn có chủ trương khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích cây quế để đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài, bền vững, đáp ứng cho chế biến các sản phẩm từ quế.

Hộ nông dân đã áp dụng hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản. Ảnh MQ

Năm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 2.337 ha, tổng sản lượng khai thác 4 tháng đầu năm ước đạt 3.390 tấn, tăng 32,1% (823,8 tấn).

Nhiều diện tích chè ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ bị cháy lá, rụng lá do nắng nóng.  (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, nắng nóng cục bộ, kéo dài đã làm trên 600 ha chè của nhân dân Văn Chấn bị cháy lá, trong đó có khoảng 300 ha cháy khô, rụng lá diện rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục