Chăm sóc cây dâu vụ xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/5/2019 | 11:17:59 AM

YênBái - Hiện nay, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên có diện tích dâu đang kinh doanh thu hoạch lá nuôi tằm là 85,12 ha, diện tích dâu trồng mới vụ đông xuân 2018 - 2019 là 22 ha.

Vụ xuân, người trồng dâu nuôi tằm xã Báo Đáp chú trọng chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây dâu để đạt năng suất, sản lượng cao.
Vụ xuân, người trồng dâu nuôi tằm xã Báo Đáp chú trọng chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây dâu để đạt năng suất, sản lượng cao.

Thực hiện Công văn số 272/UBND-NN ngày 12/4/2019 của UBND huyện Trấn Yên về việc tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân 2018 - 2019, UBND xã Báo Đáp yêu cầu các trưởng thôn phối hợp với cán bộ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, trong đó có cây dâu. 

Đối với diện tích dâu trồng mới vụ đông xuân 2018 - 2019, người dân cần bón thúc bằng loại phân chuyên dụng, chăm sóc, làm cỏ, triển khai trồng dặm đảm bảo mật độ. Đối với diện tích dâu kinh doanh đang cho thu hoạch lá nuôi tằm, người dân tiếp tục tập trung chăm sóc, làm cỏ, bón thúc bằng phân chuyên dụng, thu hái theo đúng quy trình kỹ thuật đồng thời chủ động tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, kịp thời để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao. 

Vụ xuân, cây dâu thường bị bệnh gỉ sắt, sâu đo ăn lá. Khi cây dâu bị bệnh, người trồng phải thu hái triệt để, không để lá dâu quá lứa và cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cùng thân cây, lá cây bị bệnh ngay sau khi thu hái giúp đồng ruộng thông thoáng. 

Ngoài ra, người trồng dâu cũng phải quan tâm đến tỷ lệ lá dâu bị bệnh trên mỗi cây. Nếu như tỷ lệ lá dâu bị bệnh cao hơn 30% thì cần xử lý ngay bằng cách ngắt bỏ, rắc vôi rồi đốt nhằm hạn chế sự phát tán của bệnh. Người trồng dâu cũng có thể sử dụng biện pháp hóa học nhưng cần tính toán thời gian nuôi tằm để lựa chọn các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn, không ảnh hưởng đến việc nuôi tằm. 

Nếu sử dụng thuốc đặc hiệu như Anvil 5EC chữa bệnh gỉ sắt thì phun đều trên cả hai mặt lá, cành và thân phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày và phải cách ly đủ 15 ngày trở lên mới cho tằm ăn lá. Nếu cây dâu bị sâu đo ăn lá, người dân nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

Với cây dâu vụ xuân, người trồng cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên để chủ động phòng trừ tốt các đối tượng sâu bệnh khác như: bạc thau, xoăn lá, hoa lá, bọ phấn, rệp mềm xanh… 

Đặc biệt khuyến cáo người trồng dâu không sử dụng thuốc trừ cỏ ruộng dâu vì sẽ làm bạc màu đất, tằm sẽ chết nếu ăn phải lá dâu nhiễm thuốc. Tập trung chăm sóc tốt, chủ động phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, người trồng dâu nuôi tằm mới có thể hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra để đảm bảo mục tiêu năng suất và sản lượng vụ xuân.

Nguyễn Thơm

Tags Trấn Yên Báo Đáp dâu tằm

Các tin khác
Khoảng 100 ha lúc bị đổ gãy sau trận giông lốc đêm 29/4/2019. (ảnh Hùng Cường)

Trấn Yên xác định tuyên truyền thường xuyên bằng nhiều hình thức, phổ biến các kinh nghiệm trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai; cương quyết đưa các hộ dân di dời khỏi những vùng nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, vùng thấp trũng...

Vụ xuân năm nay, Văn Chấn gieo cấy gần 4.100 ha lúa xuân; trong đó, trà lúa xuân sớm tập trung chủ yếu tại các xã: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương, năng suất ước đạt từ 53 - 55tạ/ha, giảm 4 - 5 tạ/ha so với vụ trước.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn (trái), Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Heidi Hautala (giữa), Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Bruno Angelet (phải) tại buổi họp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Phái đoàn EU tại Hà Nội tổ chức họp công bố kết thúc phê chuẩn và phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT.

Đồng chí Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh phát biểu tại Hội nghị.

Sáng 8/5, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục