Phụ nữ Tô Mậu tiết kiệm nhỏ, lợi ích lớn

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/10/2019 | 1:50:51 PM

YênBái - Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” ở xã Tô Mậu, huyện Lục Yên đã được nhiều hội viên đồng tình hưởng ứng với những cách làm thiết thực, hiệu quả, trong đó phải kể đến Mô hình Quỹ “Tiết kiệm 5.000 đồng/tháng”.

Chị Đinh Thị Biếm chia sẻ kinh nghiệm nuôi tằm lấy kén.
Chị Đinh Thị Biếm chia sẻ kinh nghiệm nuôi tằm lấy kén.

Được triển khai từ năm 2012, đến nay, Mô hình "Tiết kiệm 5.000 đồng/tháng” của Hội Phụ nữ xã Tô Mậu đã mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi hội viên góp vào quỹ tiết kiệm ít nhất là 5.000 đồng mỗi tháng, số tiền tiết kiệm này sẽ cho hội viên nghèo vay với lãi suất thấp hoặc mượn không tính lãi để buôn bán nhỏ, chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. 

Nhờ những đồng vốn từ quỹ tiết kiệm này, những năm qua, nhiều gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Tô Mậu đã được tiếp sức, vươn lên thoát nghèo. 

Hiện nguồn quỹ này đã vận động được gần 110 triệu đồng ở 6 chi hội phụ nữ. 

Chị Hoàng Thị Hiếu, Chi hội Phụ nữ thôn Mường Thượng là một trong những hội viên đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này. 

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái, chị Hiếu được nhận vào làm hợp đồng giảng dạy tại Trường Tiểu học & THCS xã Khánh Hòa. Sau 2 năm đi làm do không có chỉ tiêu biên chế, chị Hiếu đã xin nghỉ việc. 

Nhận thấy chăn nuôi gà, ngan, vịt thả vườn cần vốn đầu tư ít, lại cho giá trị kinh tế cao, chị Hiếu đã vay 10 triệu đồng từ "Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/tháng" của Chi hội Phụ nữ thôn đầu tư chăn nuôi gia cầm. 

Nhờ biết cách chọn con giống, cách phòng dịch cùng với việc xây dựng, bố trí chuồng nuôi hợp lý, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông nên đàn gia cầm của chị phát triển rất tốt. Mỗi năm chị Hiếu nuôi từ 3 đến 4 lứa gia cầm, mỗi lứa khoảng từ 300 đến 350 con, trừ chi phí mỗi năm thu về từ 20 đến 30 triệu đồng. 

Cũng được Chi hội Phụ nữ thôn Làng Mường tạo điều kiện cho vay 10 triệu đồng từ Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng, chị Đinh Thị Biếm đã đầu tư vào thực hiện mô hình trồng dâu nuôi tằm. Mặc dù diện tích phòng nuôi nhỏ, chỉ đủ cho 1 vòng tằm nhưng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị. 

Chị Biếm chia sẻ: "Đầu tư vốn cho 1 vòng tằm không lớn chỉ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lứa, nếu chăm sóc tốt chỉ sau 15 đến 20 ngày là cho thu kén; 1 kg kén có giá từ 90 đến 100.000 đồng, trong đó 1 vòng tằm cho thu hoạch từ 25 đến 27 kg. Từ khi bắt đầu thực hiện mô hình trồng dâu nuôi tằm, đến nay gia đình chị đã thu bán được trên 80 kg kén, trừ chi phí mỗi lứa tằm cho lãi từ 2,5 đến 3 triệu đồng.

Bà Lương Thị Thức - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tô Mậu cho biết: "Để phát huy và nhân rộng mô hình thiết thực này, Hội đã đưa ra nguyên tắc vận động, sử dụng, quản lý nguồn vốn chặt chẽ theo phương thức tự quản. Nguồn tiết kiệm sẽ do cán bộ chi hội trực tiếp quản lý và sử dụng theo nguyên tắc bảo toàn nguồn vốn gốc, cho vay không tính lãi. Mỗi tháng mỗi hội viên tiết kiệm 5.000 đồng đóng góp vào Quỹ". 

"Những hội viên có điều kiện thuận lợi thì huy động mức tiết kiệm 10.000 đồng, 20.000 đồng, thậm chí có chị em đóng góp vào quỹ tiết kiệm mỗi tháng từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng trở lên” - bà Thức nói.

Cùng với các hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động tiết kiệm, Hội còn lồng ghép "Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; tuyên truyền 4 nội dung phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với xây dựng, thực hiện tiêu chuẩn đạo đức lối sống của cán bộ, hội viên phụ nữ qua các cuộc vận động, phong trào như: "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, "Gia đình hạnh phúc bền vững”, "Chung sức xây dựng nông thôn mới”. 

Thực hiện mô hình "Tiết kiệm 5.000 đồng/tháng”, tuy nguồn vốn không lớn nhưng đã và đang là giải pháp hữu hiệu trong việc tạo nguồn vốn tự có, đáp ứng một phần nhu cầu vốn vay phát triển kinh tế gia đình cho chị em phụ nữ tại địa phương, giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. 

Anh Dũng

Tags Tô Mậu tiết kiệm 5.000 nuôi tằm nuôi gà

Các tin khác
Ảnh minh họa

Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 194,3 tỷ USD, tăng 8,2%, bằng 73,9% kế hoạch năm.

Lễ công bố, vinh danh các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2018. Ảnh tư liệu

Tại Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 8-10-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái luôn đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp.

Đến cuối tháng 9/2019, dư nợ cho vay phục vụ đời sống của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh tăng hơn 23,3% so với cuối năm 2018. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh sự cố gắng của các TCTD trên địa bàn trong triển khai các giải pháp đẩy lùi tín dụng đen (TDĐ).

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm đồi rừng thực hiện mô hình “Làng nông thuận thiên” của gia đình anh Trần Trung Kiên, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình.

Năm 2014, thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình tham gia thực hiện thí điểm mô hình làng thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu “Làng nông thuận thiên”, khác với mô hình thông thường chỉ tiếp thu kiến thức phát triển kinh tế.....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục