Yên Bái nâng cao chất lượng đại gia súc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2019 | 8:13:02 AM

YênBái - Thời gian qua, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Yên Bái tập trung vào việc cải tạo và phục tráng đàn trâu, bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).

Nghé giống Murah 20 ngày tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Bè ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn.
Nghé giống Murah 20 ngày tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Bè ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bè ở thôn Bản Hốc, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn nuôi trâu đã 10 năm nay. Những năm trước, khi trâu đến thời điểm thụ tinh, gia đình bà thực hiện bằng phương pháp phối giống truyền thống nên hiệu quả không cao. 

Năm 2018, được tuyên truyền và sự hỗ trợ của dẫn tinh viên, bà ứng dụng phương pháp TTNT bằng giống trâu Murah; đồng thời, được hướng dẫn sử dụng thức ăn hỗn hợp để chăm sóc trâu cái sau khi thụ tinh và cả quá trình mang thai. Nhờ đó, nghé sinh ra có ngoại hình to, khỏe, đạt năng suất cao hơn khoảng 20 - 25% so với giống trâu địa phương. 

Bà Nguyễn Thị Bè cho biết: "Thụ tinh bằng phương pháp nhân tạo hiệu quả ngay, một lần là được mà nghé sinh ra rất to, khỏe nên chăm sóc cũng nhàn hơn”. 

Là một trong những dẫn tinh viên của tỉnh trong thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2016 - 2020, ông Lò Văn Định ở thôn Khe Mơ, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn đã được đào tạo, trang bị về phương pháp TTNT; nhờ đó, ông được nhiều hộ chăn nuôi tin tưởng khi có nhu cầu thực hiện nhân giống trâu, bò. 

Hiện nay, gia đình ông đang nuôi 10 con bò cái sinh sản và khi đến kỳ thụ tinh ông đều sử dụng phương pháp TTNT giống bò BBB, nên tất cả bê con sinh ra có tầm vóc cao hơn, nặng hơn từ 3 - 4kg. Ông Lò Văn Định chia sẻ: "Từ khi áp dụng phương pháp TTNT giống bò BBB, tôi thấy sức đề kháng tốt hơn, tăng trưởng nhanh gấp đôi giống địa phương”. 

Từ khi Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc được triển khai, qua việc cải tạo đàn bò và cải tạo phục tráng đàn trâu bằng phương pháp TTNT thì phong trào chăn nuôi đại gia súc ở xã Đại Lịch đã được bà con chú trọng và phát triển mạnh mẽ hơn, việc chăn nuôi được thuận lợi nên đàn gia súc luôn tăng qua các năm. 

Ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn cho biết: "Toàn xã hiện có hơn 200 hộ chăn nuôi đại gia súc với gần 1.000 con trâu, bò. Từ chăn nuôi trâu, bò nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, nhất là trong thời điểm hiện nay, đàn lợn bị suy giảm do bệnh dịch mà chưa tái đàn được nên xã tuyên truyền cho người dân đẩy mạnh chăn nuôi đàn đại gia súc để bù đắp sản lượng thịt hơi”. 

Với mục tiêu phát triển đàn đại gia súc, cải tạo và nâng cao chất lượng con giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thì việc thực hiện phương pháp TTNT chính là cách nhanh nhất để cải tạo đàn đại gia súc. 

Hiện, toàn tỉnh có 24 dẫn tinh viên tại 20 cụm điểm, mỗi một dẫn tinh viên đều được cung cấp vật tư, trang thiết bị để phục vụ cho công tác TTNT cho đàn đại gia súc. Anh Lò Phúc An - dẫn tinh viên xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn chia sẻ: "Những năm, nhận thức của người dân trong ứng dụng phương pháp TTNT cho đàn trâu, bò có sự chuyển biến. Hầu hết các hộ chăn nuôi trâu, bò đều sử dụng phương pháp này nên chất lượng đàn trâu, bò ngày càng được nâng cao”.

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Yên Bái có trên 15.000 con trâu, bò cái sinh sản được phối giống bằng các giống tiến bộ có năng suất chất lượng, việc đẩy mạnh tuyên truyền áp dụng phương pháp TTNT nhằm cải tạo đàn trâu, bò được ngành nông nghiệp thường xuyên thực hiện lồng ghép với chương trình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. 

Riêng trong 9 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức phối giống cho gần 2.660 con trâu, bò cái sinh sản, tỷ lệ phối đạt 95%. Điều này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho đàn đại gia súc của tỉnh phát triển ổn định, có sự gia tăng và nâng cao về chất lượng. 

Ông Nguyễn Huy Bái - Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Yên Bái cho biết, thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện TTNT cho đàn trâu, bò nhằm cải tạo, phục tráng nâng cao chất lượng đàn giống; lai tạo đàn bò theo hướng thịt, nâng cao chất lượng đàn trâu để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. 

"Trung tâm phấn đấu đến cuối năm phối giống cho 3.500 con trâu bò cái trở lên và tiếp tục đưa các giống mới như: trâu Murah, bò BBB, bò Brahman... vào để cải tạo giống, nhờ đó năng suất, chất lượng đàn vật nuôi tăng lên đáng kể, góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn thực phẩm thiếu hụt do ảnh hưởng bệnh dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn” - ông Bái nói.

Hồng Duyên

Tags Yên Bái vật nuôi thụ tinh nhân tạo đàn gia súc dẫn tinh viên bò BBB

Các tin khác

9 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Yên Bái đạt trên 13.300 tỷ đồng, bằng 70,1% kế hoạch năm, tăng trên 12% (tương đương trên 1.447 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA tăng mạnh

Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết. Các FTA này được đánh giá đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình Nghị quyết của Chính phủ

16.357 tỷ đồng là số tiền sẽ được xoá nợ theo phương án xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với các đối tượng quy định tại Nghị quyết vừa được Chính phủ trình Quốc hội sáng nay (22/10)...

Trang thiết bị hiện đại được đầu tư với số vốn hàng chục tỷ đồng tại các nhà máy

Sau nhiều năm gắn bó với ngành tấm lợp fibro xi măng ở Việt Nam, nhiều chủ doanh nghiệp và người lao động tại các nhà máy luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm vì chính sách của ngành mãi không thể nhất quán. Hơn chục doanh nghiệp không trụ nổi đã phải tạm dừng dây chuyền sản xuất hoặc giải thể toàn bộ, số lượng công nhân mất việc ngày càng gia tăng. Do đó, Nhà nước cần sớm đưa ra một quyết định chính thức về vấn đề tấm lợp fibro xi măng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục