Chiều 9-3, Bộ Công thương đã thông tin cụ thể về tình hình nhập khẩu hiện nay và các hành động để bình ổn giá thị trường.
|
|
Trước tình trạng giá thịt lợn vẫn ở mức cao, nguồn nhập khẩu về dè dặt, mức thuế nhập khẩu cao, trong khi Thủ tướng đã giao các bộ chức năng liên quan thực hiện giải pháp giảm giá thịt lợn xuống dưới 75.000 đồng/kg, chiều 9-3, Bộ Công thương đã thông tin cụ thể về tình hình nhập khẩu hiện nay và các hành động để bình ổn giá thị trường.
Bộ Công thương cho biết, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) là cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu. Tính đến hết tháng 2, Việt Nam đã nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại; trong đó thịt lợn và sản phẩm thịt lợn các loại đạt 13.816 tấn, chiếm 21% tổng lượng thịt nhập khẩu, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019.
Cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là thịt cốt lết, thịt cắt miếng, chân giò, móng giò, xương… từ Canada (chiếm 33,1%), Đức (chiếm 25,4%), Brazil (chiếm 16,1%), Ba Lan (chiếm 15,8%), Hoa Kỳ (chiếm 7,8%)...
Thịt lợn nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam hiện đang chịu thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, như: Australia, New Zealand, Nhật Bản, Nga, Mexico... mức thuế nhập khẩu khoảng 3%-21%.
Bộ Công thương lưu ý các doanh nghiệp, căn cứ quy định hiện hành, mặt hàng thịt lợn không thuộc danh mục nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương mà thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Hiện nay, Bộ NN-PTNT đã ký thỏa thuận song phương về kỹ thuật và kiểm dịch động vật với 19 nước. Doanh nghiệp từ 19 nước này khi được Bộ NN-PTNT cho phép mới được xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn vào Việt Nam.
(Theo SGGP)
Các thương nhân thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở các địa phương trên cả nước, đặc biệt ở tỉnh Yên Bái có 2 trường hợp ở thành phố Yên Bái tiếp xúc gần với 2 hành khách dương tính Covid-19 trên chuyến tàu Hà Nội - Lào Cai đã gây tâm lý hoang mang, khiến người dân trên địa bàn thành phố thời gian qua tập trung đông đi mua hàng thiết yếu tích trữ.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB) vật nuôi, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, thị xã Nghĩa Lộ xây dựng kế hoạch chi tiết về PCDB triển khai đến các xã, phường nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân trong phát triển chăn nuôi.
Chi cục Thuế huyện Mù Cang Chải đang quản lý 40 doanh nghiệp và hợp tác xã; trong đó, có 5 doanh nghiệp hoạt động sản xuất thủy điện, 1 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác.