Mồ Dề phấn đấu thoát nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2020 | 1:48:11 PM

YênBái - Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã có 18/21 chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đề ra, đặc biệt các chỉ tiêu vượt cao như: tổng sản lượng lương thực tăng trên 770 tấn so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm đạt trên 9,8%...

Cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Mồ Dề.
Cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Mồ Dề.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ xã đã xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa nội dung các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Hằng năm, Đảng ủy đều ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế trên các lĩnh vực. Những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhiệm kỳ là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tích cực xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Phát huy tiềm năng, thế mạnh, lấy nông - lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm là hướng đi chính trong phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của xã được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhân dân có tư duy mới trong sản xuất, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch, phát huy giá trị ruộng bậc thang. 

Đồng thời, xã triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn 2025”, số lao động phi nông nghiệp tăng mạnh hàng năm, bình quân mỗi năm đạt 20 người; tích cực áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa nhiều cây trồng, con giống mới được ứng dụng thử nghiệm đưa vào sản xuất. 

Trong nhiệm kỳ, Mồ Dề hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu nghị quyết đề ra: 8/8 bản có nhà văn hóa, phục vụ hội họp và tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân hàng năm; trên 87% số hộ dân được nghe, xem truyền hình và nghe Đài Tiếng nói Việt Nam; quy mô trường, lớp học, chất lượng giáo dục được củng cố, phát triển đáp ứng nhu cầu học tập, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm đều đạt từ 99 - 100%. 

Công tác triển khai xây dựng XDNTM được chính quyền chỉ đạo thực hiện theo phương châm "người dân là chủ thể”, xã tranh thủ từ các nguồn lực đầu tư, vận động người dân đóng góp tiền, ngày công lao động, chọn bản Mồ Dề và Háng Sung, thực hiện điểm XDNTM. 

Qua đó, huy động các tổ chức cá nhân và nhân dân đóng góp được trên 431 triệu đồng, trên 3.200 ngày công thực hiện bê tông hoá gần 6 km đường nội bản, liên bản có chiều rộng từ 0,7 m - 1,0 m, dày 10 cm. Năm 2019, xã vận động nhân dân tham gia xây dựng cứng hóa 2 tuyến đường bê tông rộng 3 m, dày 18 cm, dài 4,5 km tại bản Màng Mủ, Mý Háng với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 2 tỷ đồng. 

Ngoài ra, xã chỉ đạo các ngành, đoàn thể vận động nhân dân làm nhà vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống... Toàn xã hiện có trên 97% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại. Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các hộ dân trong xã. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã đạt 15 triệu đồng/người/năm, đây cũng là năm tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm cao nhất trong cả nhiệm kỳ, đạt trên 12%, nhờ đó đã làm tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 39,35% (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trên 70%). Đến nay, Mồ Dề đã đạt 8 tiêu chí về XDNTM, tăng 4 tiêu chí so với đầu nhiệm kỳ. 



Người dân phát triển giống trâu bản địa có giá trị hàng hóa. 

Đồng chí Mùa A Giờ - Bí thư Đảng ủy xã Mồ Dề trao đổi: Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, với quyết tâm đưa xã Mồ Dề thoát nghèo bền vững, Đảng bộ xã đề ra 26 chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm là 6,5% năm, đến năm 2025 giảm từ 39,35% xuống còn 6,85%. Để thực hiện mục tiêu này, xã sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy kinh tế đồi rừng, từng bước phát triển thương mại, dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… tập trung đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân; tăng cường đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. 

Mồ Dề tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, phát triển 8 mô hình chăn nuôi theo hướng bán chăn thả gồm các mô hình: nuôi dê, lợn đen cắp nách, gà đen; kết hợp chăn nuôi nhóm hộ với hộ cá thể, liên kết các hộ cùng sở thích, hình thành vùng chăn nuôi tập trung hướng đến sản xuất hàng hóa. 

Chú trọng phát triển giống bản địa có giá trị hàng hóa như: trâu, đàn lợn đen, dê và gà đen, củng cố 2 mô hình nuôi ong lấy mật để nhân rộng; thực hiện nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Khao Mang Thượng, phấn đấu đến năm 2025, xã đạt từ 15 tiêu chí XDNTM trở lên… đồng chí Mùa A Giờ - Bí thư Đảng ủy xã Mồ Dề thông tin thêm.
Vũ Đồng

Tags Mồ Dề Mù Cang Chải phấn đấu thoát nghèo bền vững

Các tin khác
Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính trong khi không được tăng phí theo lộ trình hợp đồng đã ký kết khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.

Về mức thu phí BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến kinh doanh quế trên địa bàn huyện Văn Yên đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu quế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh nhiệm vụ phòng dịch, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Văn Yên đã và đang quyết liệt triển khai các giải pháp để từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tận dụng triệt để tiềm năng thế mạnh của địa phương để bảo đảm tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân.

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai các gói hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái với vai trò đồng hành với doanh nghiệp đã có những động thái như thế nào, phóng viên (PV) Báo Yên Bái tìm hiểu vấn đề này qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Hồng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Mong muốn của người chăn nuôi lúc này là muốn được vay nguồn vốn ưu đãi, cũng như có nguồn giống đảm bảo chất lượng để tái đàn. (Ảnh: Đức Toàn)

Sau một thời gian dài ngành chăn nuôi lợn lao đao bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi, nay các địa phương, công ty, trang trại và người chăn nuôi đang tích cực tái đàn đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ đang gặp rất nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục