Kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Yên Bái và Thương vụ Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/10/2020 | 1:20:07 PM

YênBái - Sáng 13/10, Sở Công Thương tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Yên Bái và Thương vụ Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài.

Hoạt động này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. 

Dự Hội nghị có đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương; đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pakistan, Indonesia; đại diện các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh.



Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái dự Hội nghị.

Với lợi thế là tỉnh miền núi, có tiềm năng đất đai, khoáng sản rất lớn, qua nhiều năm tập trung đầu tư phát triển, tỉnh Yên Bái đã hình thành được một số vùng khai thác mỏ, vùng nguyên liệu nông, lâm sản tập trung tạo ra những sản phẩm công- nông nghiệp đa dạng, phong phú. 

Nhiều sản phẩm của tỉnh đã trở thành thế mạnh xuất khẩu như khoáng sản, chè, quế, gỗ rừng trồng, giấy đế, tinh bột sắn, miến đao, măng tre Bát độ. Thị trường xuất khẩu sản phẩm khoáng sản chủ yếu sang các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Brunei, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Srilanka... Các sản phẩm nông, lâm sản chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Singapore…



Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ tham gia trao đổi trực tuyến về thị trường Ấn Độ giúp doanh nghiệp Yên Bái nắm bắt để kết nối, tiếp cận. 

Tại Hội nghị, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia và Trung Quốc đã thông tin về tiềm năng lợi thế của các nước, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào các thị trường; nhu cầu thị trường, xu thế tiêu dùng hiện tại và các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, trong đó có các sản phẩm đặc trưng của Yên Bái có tiềm năng xuất khẩu như: mật ong, chè, măng tre Bát Độ, tinh dầu quế, tinh bột sắn, sản phẩm gỗ rừng trồng, bột đá và đá vôi trắng... 

Để các sản phẩm của Yên Bái có thể đến được nhiều thị trường trên thế giới,  đại diện Thương vụ Việt Nam  lưu ý, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ sau bán hàng; lưu ý đến các vấn đề về Luật Thương mại quốc tế, các vấn đề về thuế, hải quan; xác minh mức độ uy tín của của đối tác để tránh rủi ro; cần có cán bộ am hiểu tiếng để thuận tiện trong giao dịch với các đối tác; quan tâm đến các vấn đề về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, các quy định riêng của các nước để đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch… 



Toàn cảnh Hội nghị.

Hội nghị giúp cho doanh nghiệp được kết nối với nhiều thị trường, hiểu hơn về nhu cầu thị trường cũng như quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu của một số sản phẩm chủ lực tại các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pakistan... để từ đó, doanh nghiệp lên kế hoạch định hướng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng các thị trường khó tính. 

Tại Hội nghị, các doanh nghiệp cũng đã nêu những thuận lợi, khó khăn trong xuất khẩu đồng thời mong muốn tỉnh tiếp tục tổ chức các hội nghị kết nối với các thị trường khác trên thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp xúc với nhiều công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc nhấn mạnh: Để đẩy mạnh xúc tiến, tiêu thụ hướng tới xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh, các doanh nghiệp của tỉnh cần năng động, sáng tạo trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. 

Tỉnh Yên Bái mong muốn thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại các nước, nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Yên Bái. Đồng thời, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp nhiều hơn nữa của các cơ quan, tổ chức về xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đặc biệt là Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương để hỗ trợ tỉnh Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu. 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại để có nhiều hình thức triển khai cung cấp thông tin, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều thị trường mới.

Thanh Chi - Quyết Thắng

Tags Kết nối giao thương trực tuyến doanh nghiệp Yên Bái thương vụ Việt Nam doanh nghiệp nước ngoài

Các tin khác
Thi công tuyến đường liên xã Liễu Đô - Mường Lai.

Ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: "Làm đường giao thông dù lớn hay nhỏ đều là phục vụ cho chính bản thân mình. Do vậy, tôi sẵn sàng hiến đất, dù là đất nhà ở và con đường rộng bao nhiêu thì tôi hiến đất bằng đó”. Đó cũng là hành động chung của người dân huyện Lục Yên trong phòng trào hiến đất mở đường giao thông nông thôn.

Nông dân Trấn Yên chuẩn bị cây dâu giống cho trồng mới theo kế hoạch.

Huyện Trấn Yên hiện đã hình thành vùng trồng dâu rộng 700 ha và gần 2.000 hộ nuôi tằm. Giá trị sản phẩm cao hơn so với trồng lúa hoặc rau màu khác từ 2,5 - 3 lần/ha đất nông nghiệp.

Giá xăng, dầu tăng nhẹ từ 15h00 chiều 12/10.

Giá xăng E5RON92 tăng 53 đồng/lít, xăng RON95 tăng 138 đồng/lít; dầu hỏa tăng 145 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 95 đồng/kg.

Cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu An Phước hướng dẫn nông dân xã Mỹ Gia thu hoạch cây gai xanh.

Đặc điểm ưu việt của cây gai xanh là lưu lại gốc, trồng một lần có thể thu hoạch trên 10 năm, mỗi năm từ 4 - 5 lứa; là loại cây chịu hạn tốt, thời gian thu hoạch từ 45 - 50 ngày/lứa, ít sâu bệnh. Do đó, nông dân có thể tiết kiệm chi phí cây giống và công chăm sóc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục