Cường Thịnh phát triển cây lá khôi dược liệu

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/3/2021 | 1:51:14 PM

YênBái - Nhiều hộ gia đình ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên từ những năm 2000 đã đưa cây lá khôi (khôi nhung) vào trồng. Đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, loại cây này đã và đang trở thành cây trồng hàng hóa, giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương.

Người dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên chuẩn bị giống để trồng mới cây lá khôi.
Người dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên chuẩn bị giống để trồng mới cây lá khôi.

Điều kiện địa hình khá phức tạp, đồi núi chiếm chủ yếu, độ dốc sườn núi không lớn, bị chia cắt bởi các khe suối nhỏ chảy qua địa bàn xã, Cường Thịnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp đồi rừng, kinh tế vườn rừng, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. 

Đặc biệt, đất rừng và vườn hộ gia đình của địa phương có độ ẩm cao nên thuận lợi, phù hợp cho việc trồng, nhân rộng diện tích cây lá khôi. 

Cây lá khôi được sử dụng để trị bệnh về đường ruột, dạ dày. Ưa ẩm, thích hợp trồng dưới tán cây trẩu, xoan, chanh... nên trồng cây lá khôi có thể tận dụng triệt để đất sản xuất. Sau trồng 6 - 8 tháng, cây lá khôi bắt đầu được tỉa lá chân, khoảng 3 tháng hái 2 lứa, năng suất đạt 70 - 80 kg lá tươi/sào. Người dân bán giá 30.000 đồng/kg lá tươi, còn lá khô từ 220.000 - 250.000 đồng/kg, tính ra mỗi sào trồng cây lá khôi cho thu từ 1 - 1,3 triệu đồng/tháng. 

Là loại cây dễ trồng, cho giá trị kinh tế cao nhưng việc trồng, chăm sóc cây lá khôi cần phải theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất và chất lượng cao. Từ phát triển tự phát thì đến nay, một số hộ gia đình có diện tích lớn đã cho thu nhập cao và làm giàu từ cây khôi trên địa bàn xã như các hộ gia đình: ông Phạm Bá Chiến ở thôn Đầm Hồng; bà Bùi Thị Sơn, ông Nguyễn Văn Nhật ở thôn Đồng Lần; ông Phạm Văn Hùng ở thôn Đồng Chuối... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Dễ trồng, dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch sớm và đầu ra ổn định nên nhiều hộ gia đình đã học hỏi kinh nghiệm của nhau để trồng cây lá khôi. Do nhu cầu thị trường lớn, những năm qua, các tư thương và Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái đến tận nơi thu mua cây lá khôi của người dân xã Cường Thịnh. Nếu như phần lớn người dân trước đây thường bán lá tươi thì để nâng cao giá trị kinh tế, hiện nay một số hộ đã thu mua lá tươi về sơ chế rồi bán với giá cao hơn. Đầu ra sản phẩm ổn định đã giúp các hộ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển cây lá khôi trở thành cây trồng hàng hóa. 

Đến nay, toàn xã đã có trên 90 hộ trồng cây lá khôi với tổng diện tích 22,96 ha, diện tích cây lá khôi từ 1 năm tuổi trở lên cho thu hoạch là 12 ha, sản lượng cả năm đạt 60 tấn lá khôi tươi. Trên địa bàn xã Cường Thịnh cũng đã hình thành 7 tổ hợp tác trồng cây lá khôi để kết nối, giúp đỡ nhau trong sản xuất và liên kết theo chuỗi nhằm phát triển bền vững. 

Việc hình thành các tổ hợp tác tạo điều kiện giúp thành viên hỗ trợ nhau về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc. Các tổ hợp tác ra đời cũng góp phần thu mua, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận người dân trồng cây lá khôi. 

Quy hoạch mở rộng diện tích trồng cây lá khôi sẽ góp phần giúp xã Cường Thịnh tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác và tận dụng triệt để và hiệu quả quỹ đất sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị đất canh tác, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Thời gian tới, xã Cường Thịnh tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng quan tâm quy hoạch diện tích trồng cây lá khôi đồng thời thành lập thêm tổ hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi hàng hóa tập trung, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân. 
Nguyễn Thơm

Tags Trấn Yên Cường Thịnh cây lá khôi khôi nhung

Các tin khác
Cần đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị măng tre Bát độ. Trong ảnh: Người dân huyện Trấn Yên sơ chế măng sau thu hoạch.

Còn nhớ, những năm 1999 – 2000, anh Trần Đức Lâm – một kỹ sư gắn bó với sản xuất nông nghiệp của Trấn Yên, rồi giữ chức Chủ tịch UBND huyện và sau này là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã nói với tôi rằng: “Huyện đã lựa được cây trồng phù hợp cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đó là cây tre măng Bát độ”.

Công ty cổ phần An Tiến Industries chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2021.

Sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trở lại sản xuất ổn định. Điển hình như Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cuối tháng 2 đã có trên 90 tấn thiết bị sứ đường dây được xuất xưởng đến Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

Việc tham gia các FTA thế hệ mới giúp năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt.

Chỉ tính riêng giai đoạn 5 năm vừa qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết 5 Hiệp định thương mại với các đối tác lớn.

Từ đầu tháng 3, hàng loạt ngân hàng thay đổi biểu lãi suất tiết kiệm với biến động trái chiều. Xu hướng tăng, giảm trái ngược ghi nhận rõ nét giữa các nhóm ngân hàng. Vậy, gửi tiền vào ngân hàng nào sinh lời cao nhất?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục