Khởi sắc nông nghiệp Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/3/2021 | 7:17:22 AM

YênBái - Cái được lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở huyện Trạm Tấu là an ninh lương thực tại chỗ được đảm bảo; xuất hiện ngày càng nhiều mô hình, các chuỗi liên kết đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.

Lãnh đạo xã Hát Lừu kiểm tra hiệu quả trồng rau vụ đông trên đất 2 vụ lúa của gia đình chị Hoàng Thị Nhung ở thôn Hát 2.
Lãnh đạo xã Hát Lừu kiểm tra hiệu quả trồng rau vụ đông trên đất 2 vụ lúa của gia đình chị Hoàng Thị Nhung ở thôn Hát 2.

Phó Chủ tịch UBND xã Bản Công - Hảng A Hành cho biết: thông qua tuyên truyền, vận động, nhiều năm nay, bà con trong xã đã chủ động mùa vụ, tự mua lúa giống, phân bón và các quy trình thâm canh lúa… Vì vậy, năng suất lúa năm nào cũng thuộc tốp cao của huyện; sản lượng lương thực đều đạt, vượt chỉ tiêu nghị quyết và năm sau cao hơn năm trước. 

Riêng năm 2020, tổng sản lượng lương thực có hạt là 2.307,2 tấn, đạt 100% kế hoạch giao, so với năm 2019 tăng 72,2 tấn; lương thực bình quân đầu người là 769 kg, đạt 100% kế hoạch giao; nhiều hộ có lượng lớn lương thực lớn bán ra thị trường; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn  11,12%, đạt 131% kế hoạch. 

Không riêng xã Bản Công mà ở tất cả các xã trong huyện, câu chuyện sản xuất lương thực đã thật sự sang một trang mới. Tư duy của người nông dân đã thực sự thay đổi khi chuyển từ vận động sang chủ động, ý thức mùa vụ, thâm canh, tăng vụ cũng được nâng lên rõ rệt. Vì thế, sản lượng lương thực của huyện tăng theo từng năm. 

Nếu như năm 2019, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 6.900 ha, tăng 68,5 ha so với cùng kỳ, tổng sản lượng lương thực đạt trên 23.400 tấn thì hết năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 6.984,6 ha, tăng 69,1 ha so với năm 2019, đạt 100,5% kế hoạch; tổng sản lượng lương thực đạt 24.133,4 tấn, tăng 672,6 tấn so với năm 2019, đạt 101,4% kế hoạch và huyện cơ bản không còn hộ đói. 

Với những kết quả đạt được trong sản xuất lương thực, Trạm Tấu đã đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Minh chứng rõ nhất trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu  2021 vừa qua, huyện chỉ phải hỗ trợ gạo cứu đói cho 127 hộ, 406 nhân khẩu với tổng 6.090 kg gạo. 

Trong khi, những năm trước, số hộ phải cấp gạo cứu đói dịp tết thường cao hơn nhiều. Cụ thể, tết 2018, có 623 hộ phải cấp gạo với tổng số 41.715 kg; tết năm 2019 có 410 hộ với số gạo phải cứu đói là 26.625 kg; tết năm 2020, còn 322 hộ với tổng số 20.130kg gạo được cứu đói… 

Cùng với đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, chăn nuôi cũng đã và đang là một trong những thế mạnh của địa phương khi đàn gia súc gia cầm luôn duy trì và phát triển tốt. 

Mặc dù năm 2020, huyện phải thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch Covid-19, song huyện đã kịp thời chỉ đạo nhân dân làm tốt công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại nuôi nhốt gia súc đạt 91%; tổng đàn gia súc chính 36.130 con, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 1.830 con so với năm 2019; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 323 tấn, đạt 109,5% kế hoạch, tăng 43 tấn so với năm 2019. 

Đặc biệt, thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển chăn nuôi của tỉnh đã xuất hiện nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô lớn như: chăn nuôi gia cầm quy mô 1.000 con trở lên/cơ sở; chăn nuôi lợn kết hợp 5 lợn nái, 50 lợn thịt trở lên/cơ sở… Từ các mô hình này, giúp các hộ chăn nuôi phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống. 

Năm 2020 cũng là năm sản xuất nông nghiệp ở Trạm Tấu để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Trong đó, phải kể đến việc xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ trí tuệ đối với sản phẩm nông lâm nghiệp: gạo nếp 87, gà đen, lợn đen bản địa, măng ớt Trạm Tấu... 

Đặc biệt, lần đầu tiên khoai sọ nương Trạm Tấu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm đã giúp nâng tầm các sản phẩm đặc sản của huyện và mở ra cho nông dân vùng cao cơ hội được tiếp cận với các thị trường trong, ngoài tỉnh, từng bước đẩy mạnh quá trình sản xuất các nông sản thành hàng hóa đặc trưng của huyện. 

Phát huy kết quả đạt được, năm 2021, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tiếp tục tham mưu với UBND huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp; tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp... 

Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu cho biết: "Phòng sẽ tiếp tục tham mưu với UBND huyện phát huy những cây trồng có giá trị đặc sản khoai sọ nương, gạo nếp 87, gà đen, lợn đen bản địa để làm sao những sản phẩm này được từng bước trở thành hàng hóa và được đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm khoai sọ nương Trạm Tấu và thực hiện tốt các chính sách theo Nghị quyết 69, HĐND tỉnh đã ban hành".

Ngọc Sơn

Tags Hát Lừu Bản Công Trạm Tấu gạo cứu đói khoai sọ nương gạo nếp gà đen lợn đen bản địa măng ớt

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Bangkok trở thành ngân hàng đầu tiên của Thái Lan cung cấp dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng QR với Việt Nam. Đại diện ngân hàng này cho biết dịch vụ sẽ giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế khi Thái Lan mở cửa sau đại dịch.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 470/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên với tổng vốn đầu tư hơn 1.547 tỷ đồng.

Trong 1h đồng hồ tắt điện hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, toàn tỉnh tiết kiệm được sản lượng điện trên 23.700 kWh.

Trong 1 giờ đồng hồ tắt điện hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2021, toàn tỉnh Yên Bái tiết kiệm được trên 23.700 kWh điện.

ảnh minh họa

Các cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động của 17 tổ chức tín dụng này...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục