Đề nghị rà soát chuyển đổi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ làm dự án

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/6/2021 | 2:38:40 PM

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trước ngày 15/7/2021.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát và báo cáo kết quả thực hiện việc việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án trước ngày 15/7/2021.

Đề nghị trên được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu bộ này tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ làm rõ quan điểm là chấp nhận hay không việc chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án theo đề nghị của các địa phương.

Trên tinh thần đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương báo cáo tập trung vào nội dung kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích phi nông nghiệp; bao gồm diện tích đã thực hiện, diện tích chưa thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất.

Cùng với đó, các địa phương báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo các văn bản đã được Quốc hội cho phép; kêt quả thực hiện chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng được Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo Nghị quyết của Chính phủ đã phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương báo cáo kết quả về việc thực hiện theo các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích nhưng đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà chưa có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyên mục đich sư dụng đất để thực hiện dự án.

Ngoài ra, các dự án thuộc diện được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không phải xin phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật đất đai 2013 về "điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư” cũng phải báo cáo.

Cụ thể, đối với dự án không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 hécta đất trồng lúa trở lên; từ 20 hécta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 hécta đất trồng lúa; dưới 20 hécta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo văn bản cho phép của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và kết quả xử lý các vi phạm trong thời gian qua.

Trên cơ sở đó, các địa phương báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/7/2021, để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Vải thiều tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang vào mùa thu hoạch.

Lượng trái cây tươi xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2021 đạt 2,54 triệu tấn, tăng 144% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 76% so với cả năm 2020.

Khách hàng thanh toán qua QR Code tại siêu thị.

Ngày không tiền mặt 16/6 năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế, hạn chế tiếp xúc...

Sau khi cân nhắc tác động kinh tế - xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, tình hình cung - cầu hiện nay, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64%.

Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nếu lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ (C/O). Với lô hàng có trị giá trên 6.000 euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục