Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi hướng hàng hóa, tập trung

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/6/2021 | 7:49:45 AM

YênBái - Ở Mù Cang Chải hiện có hàng trăm hộ có bãi chăn thả trâu, bò, dê ở trên các triền núi, điển hình như các hộ Giàng A Hành ở xã Kim Nọi, Cứ A Phùa ở xã Lao Chải, Lù A Dờ xã Nậm Có...

Mô hình chăn nuôi lợn đen địa phương quy mô trên 50 con/lứa của anh Sùng A Páo ở xã Hồ Bốn.
Mô hình chăn nuôi lợn đen địa phương quy mô trên 50 con/lứa của anh Sùng A Páo ở xã Hồ Bốn.

Tận dụng lợi thế tự nhiên ban tặng, gia đình ông Mùa A Tồng, bản Dào Xa, xã Kim Nọi đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò tập trung. Năm 2015, ông Tồng vay vốn Ngân hàng đầu tư mua 4 con bò và 1 con trâu giống đưa lên bãi mở trang trại chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông đã có tổng 6 con trâu, 8 con bò, vươn lên thoát nghèo. 

Ông Mùa A Tồng, phấn khởi chia sẻ: "Là người dân bản địa, tôi thấy ở trên đỉnh đồi cách trung tâm xã hơn 7 km có nhiều quả đồi với diện tích vài chục héc-ta bỏ hoang hóa, lau lách mọc um tùm quanh năm, mấy hộ mang trâu, bò lên trên thả rất tiện nên tôi cũng đi làm trang trại chăn thả cùng trên đó. Ngoài làm chuồng trại trên bãi, ở nhà tôi cũng làm chuồng trại để mùa mưa bão và mùa đông còn đưa vật nuôi về nhà chăn nhốt tránh rét. Rồi chủ động trồng cỏ, tận dụng dự trữ toàn bộ rơm rạ sau ngày mùa đảm bảo đủ thức ăn cho đàn vật nuôi, tiêm phòng dịch bệnh định kỳ... nên trâu, bò của gia đình phát triển tốt”. 

Ở Mù Cang Chải hiện có hàng trăm hộ có bãi chăn thả trâu, bò, dê ở trên các triền núi, điển hình như các hộ Giàng A Hành ở xã Kim Nọi, Cứ A Phùa ở xã Lao Chải, Lù A Dờ xã Nậm Có... 

Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn cũng được nhiều hộ đầu tư phát triển quy mô phù hợp với điều kiện thực tế. 

Gia đình Sùng A Páo ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng từ năm 2019 về đây xét thấy gia đình có khu vườn tạp rộng rãi để trồng rau cỏ, kết hợp làm thêm dịch vụ thu mua nông sản và xay xát thóc, ngô nên phụ phẩm nông nghiệp sẵn. Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua giống phát triển mô hình chăn nuôi lợn đen địa phương, quy mô trên 50 con. Hiện tổng đàn lợn trên 60 con với 8 con lợn nái, còn lại lợn thịt”.  

Tư duy, nhận thức của người dân đã từng bước thay đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang chăn nuôi tập trung, hướng sản xuất hàng hóa. Từ năm 2016 đến nay, Mù Cang Chải đã hỗ trợ cho nhân dân phát triển chăn nuôi với tổng kinh phí 18,4 tỷ đồng, từ đó đã xây dựng được 50 mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa (gồm 28 mô hình chăn nuôi trâu bò từ 10 con trở lên, 8 mô hình chăn nuôi dê, 5 mô hình chăn nuôi lợn từ 20 con trở lên và 5 mô hình chăn nuôi gia cầm trên 1.000 con); hơn 200 hộ nghèo được hỗ trợ chăn nuôi lợn thịt từ 3 con/lứa trở lên; 350 hộ nghèo được hỗ trợ trâu, bò cái sinh sản cùng hàng nghìn hộ được hỗ trợ 1.260 con dê nái sinh sản, trên 1.500 con lợn và nhiều gia cầm khác. Tính đến nay, tổng diện tích đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi trên toàn huyện đạt khoảng trên 800 ha. 

Ông Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Toàn huyện đã có trên 770 hộ chăn nuôi trâu, bò từ 5 con trở lên, trong đó hơn 120 hộ chăn nuôi từ 10 con trở lên; trên 1.200 hộ chăn nuôi lợn, dê từ 10 con trở lên. Nhiều hộ dân đã phát triển chăn nuôi các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao như gà đen, lợn đen địa phương, dê, ong lấy mật... và đã có 7 sản phẩm đặc sản là sản phẩm chăn nuôi như: thịt trâu, bò, dê, lợn đen, cá nước lạnh, gà đen địa phương và mật ong”. 

Những giá trị kinh tế mà chăn nuôi mang lại đã tác động làm thay đổi nhận thức người dân. Ý thức phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho vật nuôi được nâng lên, hiệu quả chăn nuôi ở Mù Cang Chải đã được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Hết năm 2020, huyện có tổng đàn trâu 14.700 con, tăng 22% so với năm 2015; đàn bò 7.710 con, tăng 32% so với năm 2015; đàn lợn 53.910 con, tăng 33,6% so với năm 2015; đàn dê 5.900 con, tăng 29% so với năm 2015... 

Đến hết tháng 5/2021, toàn huyện có tổng đàn gia súc chính trên 73.000 con, đạt 91% kế hoạch giao; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1.500 tấn, đạt trên 41% kế hoạch.
Châu Á

Tags Mù Cang Chải chăn nuôi hàng hóa tập trung

Các tin khác
Công trình hồ Dộc Quý, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình được đầu tư nâng cấp, sửa chữa bảo đảm an toàn khai thác thủy lợi. (Ảnh: Mạnh Cường)

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC), trong đó có nguồn vốn vay nước ngoài (ODA), UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, do rất nhiều khó khăn, vướng mắc nên đến hết tháng 5/2021, kết quả giải ngân mới chỉ đạt 2,9% tổng nguồn vốn ODA được giao.

Là địa phương có diện tích chè lớn nhất của tỉnh, huyện Văn Chấn có 4.490 ha chè, tập trung nhiều nhất tại thị trấn Nông trường Liên Sơn và 5 xã vùng ngoài của huyện. Nhờ chăm sóc đúng quy trình nên sản lượng chè đạt từ 10 - 12 tấn/ha/năm.

Trước đợt nắng nóng gay gắt tại miền Bắc và miền Trung từ ngày 16/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khuyến cáo khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả góp phần bảo đảm vận hành an toàn hệ thống.

Ngành chức năng huyện Lục Yên tiến hành kiểm tra  con bò bị mắc viêm da nổi cục tại xã Minh Tiến.

Đến nay, toàn huyện đã tổ chức tiêm được 1.500 liều tại thị trấn Yên Thế, các xã An Phú, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, Yên Thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục