Văn Chấn: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức ưu tiên sử dụng hàng Việt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/6/2021 | 7:37:05 AM

YênBái - Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hình thức, giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nâng cao nhận thức ưu tiên sử dụng hàng Việt trong cuộc sống hàng ngày.

Ba ba gai ở Văn Chấn đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Ba ba gai ở Văn Chấn đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Ông Hoàng Trọng Thắng - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện cho biết: "Với tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cũng bị ảnh hưởng. Trước thực tế đó, Ban Vận động Cuộc vận động đã triển khai các giải pháp phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa của Cuộc vận động, đưa nội dung Cuộc vận động lồng ghép vào cuộc họp của cơ quan, sinh hoạt chi, tổ hội…

Đồng thời, gắn việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng và ban vận động cấp xã, thị trấn tổ chức cho các doanh nghiệp đưa hàng Việt về các chợ nông thôn phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. 

Cùng với đó, từ năm 2016 - 2019, huyện xây mới 6 chợ gồm: chợ Tân Thịnh, Đại Lịch, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Cát Thịnh, Gia Hội và chợ xã Đồng Khê mới xong. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 14 chợ nằm trong quy hoạch mạng lưới chợ của tỉnh gồm 3 chợ ở thị trấn, còn lại ở các xã là điều kiện thuận lợi cho giao thương trao đổi hàng hóa”.

Song song với đó, huyện quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) phát triển; phối hợp với các địa phương chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP, nhãn hiệu tập thể góp phần giới thiệu và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Toàn huyện có 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP là: gạo Nếp tan Tú Lệ của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ; Chè xanh Shan Tuyết Giàng Pằng, Chè trắng Giàng Pằng, Chè lên men Giàng Pằng của HTX nông nghiệp hữu cơ Tây Bắc; Trà táo mèo Shan Thịnh; Xịt masage Quốc Kỳ của Công ty TNHH sản xuất y học cổ truyền và đông dược Thế Gia; Cam lòng vàng, Cam sành Văn Chấn của HTX Cam an toàn Văn Chấn… 

Ngoài ra, các doanh nghiệp, HTX và người dân cũng đã đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Từ năm 2020 đến nay, Văn Chấn được Sở Công Thương phê duyệt 4 hội chợ thương mại nhưng do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên chỉ thực hiện tổ chức được 1 hội chợ, 1 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tại xã Chấn Thịnh. 

Theo khảo sát của cơ quan chức năng, hàng hóa mang thương hiệu Việt đang chiếm ưu thế trên thị trường huyện, đến nay, tỷ lệ hàng Việt Nam được bày bán tại các chợ, cửa hàng chiếm tỷ lệ hơn 80%. 

Ông Hoàng Văn Nên ở thị trấn Sơn Thịnh cho biết: "Được tuyên truyền về sử dụng hàng Việt và cách phân biệt hàng giả, tôi đã ý thức được việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên mua sắm hàng Việt Nam hơn. Tôi thấy hàng Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với mức thu nhập của tôi, cũng như nhiều người dân khác”. 

Với những nỗ lực, huyện Văn Chấn hiện có 3 sản phẩm nông nghiệp được cấp nhãn hiệu chứng nhận gồm: nhãn hiệu chứng nhận Chè Suối Giàng - Yên Bái; nhãn hiệu tập thể Cam Văn Chấn và nhãn hiệu tập thể Gạo nếp Tú Lệ. 

Bên cạnh đó, huyện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai đăng ký chỉ dẫn địa lý cho Chè Shan Suối Giàng, Cam Văn Chấn, Ba ba gai Văn Chấn; đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Mật ong Văn Chấn. Song song với đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường.

Thời gian qua, huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trong các dịp như: tết Nguyên đán, Tháng hành động Vì vệ sinh an toàn thực phẩm, tết Trung thu. Từ đó, kiểm tra cơ sở được 750 lượt, phát hiện 26 cơ sở vi phạm, nhắc nhở 26 cơ sở, tiêu hủy 32 sản phẩm, trị giá hàng tiêu hủy trên 12 triệu đồng. Ngoài ra, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế - Môi trường huyện phát hiện các trường hợp vi phạm và xử phạt gần 500 triệu đồng.

Nhằm kích cầu thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn, nâng cao nhận thức của người dân nhất là ở vùng nông thôn về việc sử dụng hàng nội địa, huyện Văn Chấn xác định tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nêu gương những tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Cuộc vận động. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức các hội chợ quảng bá sản phẩm hàng Việt, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Trần Minh

Tags Văn Chấn sử dụng hàng Việt

Các tin khác
Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trước những khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng 2021.

Giải ngân vốn đầu tư nhanh, kịp thời là một trong các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân nhanh sẽ làm giảm thiểu các chi phí quản lý dự án, chi phí xây dựng và chi phí chung của xã hội. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngay từ đầu năm, huyện Văn Yên đã tập trung nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ảnh minh họa

Từ 1/8/2021, sẽ áp mức thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập cá nhân 2% đối với hộ và cá nhân kinh doanh các dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, internet, may đo, giặt là, cắt tóc...

Nhân dân huyện Mù Cang Chải thu hoạch lúa xuân, giải phóng đất để gieo cấy vụ mùa.

Đã bước vào giai đoạn chính của sản xuất vụ mùa ở vùng cao, những ngày này, nông dân huyện Mù Cang Chải đang khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân và làm đất đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục