Thúc đẩy sản xuất tằm tơ bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/6/2021 | 7:37:18 AM

YênBái - Hết năm 2020, những hỗ trợ từ Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm giai đoạn 2019 - 2025 đã góp phần hình thành các vùng trồng dâu tập trung chuyên canh với tổng diện tích 1.198 ha. Người dân tích cực tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) tạo thành chuỗi liên kết với các công ty, doanh nghiệp từ khâu cung ứng vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Một mô hình tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất tằm tơ đã cho hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Sơn Thịnh.
Một mô hình tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất tằm tơ đã cho hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Sơn Thịnh.

Anh Đinh Quang Hoa ở tổ dân phố Thác Hoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn là thành viên của HTX Dâu tằm Sơn Thịnh. Từ tháng 4/2019, anh Hoa trồng thử 7.000 m2 giống dâu GQ2. Cây giống dần sinh trưởng, phát triển tốt, đủ thấy cây dâu có khả năng thích nghi và phát triển tại đồng đất này. Bởi vậy, 1 năm sau, anh mạnh dạn đầu tư 80 triệu đồng xây dựng nhà tằm lớn rộng 120 m2; đồng thời, tiến hành nuôi lứa tằm đầu tiên. 

Anh Hoa chia sẻ: "Tôi chỉ nuôi tằm tuổi 4, cho thu hoạch sau 12 - 15 ngày. Năm 2020, giá kén thấp nên tôi nuôi thử 2 lứa chủ yếu để lấy kinh nghiệm. Mặc dù, đây là lần đầu tiên làm quen với cây dâu, con tằm, song tôi thấy trồng dâu, nuôi tằm cơ bản là không khó thực hiện với nông dân chúng tôi. Tôi cũng được nhận nhiều hỗ trợ như: tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ cây giống dâu, phân bón, bộ né ô vuông. Năm 2021, tôi mạnh dạn nuôi nhiều hơn. Hiện, tôi đang nuôi lứa thứ 4, những lứa trước thu khoảng 230 kg, giá bình quân 95.000/kg kén, trừ chi phí còn khoảng 6 triệu đồng mỗi lứa. Từ việc trồng dâu, cung cấp tằm giống, tiêu thụ đều có HTX đứng ra liên kết, hướng dẫn nên chúng tôi rất yên tâm sản xuất”. 

Huyện Văn Chấn hiện có 3 HTX được thành lập nhằm gắn kết việc sản xuất với tiêu thụ tằm tơ. Huyện cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ để phát triển diện tích dâu đạt 118,5 ha như hiện nay và phấn đấu đến năm 2025 đạt 263,5 ha theo Đề án. Theo đó, năm 2020, huyện đã hỗ trợ trồng mới được 50 ha dâu, hỗ trợ xây dựng 1 nhà tằm lớn; 71 bộ né gỗ theo Đề án với kinh phí 875 triệu đồng.

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, tỉnh đã có các chính sách hỗ trợ phát triển trồng dâu, nuôi tằm theo Nghị quyết số 40/2018 của HĐND tỉnh. Điều kiện để hưởng hỗ trợ là hộ gia đình, cá nhân tham gia vào tổ hợp tác, HTX liên kết với doanh nghiệp phát triển trồng dâu, nuôi tằm theo chuỗi giá trị bền vững tại các huyện: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên; có cam kết đảm bảo các quy định về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tự nguyện tham gia và tuân thủ các quy định của đề án; áp dụng các tiến bộ về giống, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. 

Từ năm 2019 - 2020, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ trồng mới 480,5 ha dâu; 10 hộ được hỗ trợ xây mới nhà nuôi tằm con tập trung; 2 hộ được hỗ trợ xây mới nhà nuôi tằm lớn; hỗ trợ 921 bộ né ô vuông; tổng kinh phí hỗ trợ là 9.950 triệu đồng. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ, người nông dân cũng đã chủ động, mạnh dạn phát triển cây dâu, con tằm. 

Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới 775 ha, đạt 104% kế hoạch. Vùng sản xuất tập trung được hình thành với quy mô diện tích là 1.198 ha; sản lượng kén tằm năm 2020 đạt trên 1.200 tấn, giá trị đạt trên 100 tỷ đồng; thu nhập từ trồng dâu, nuôi tằm đạt 220-250 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí đầu tư và công lao động cho thu lãi từ 90 - 100 triệu đồng/ha. 

Trồng dâu, nuôi tằm đã được tạo thêm nhiều điều kiện để phát triển theo hướng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, phấn đấu đưa diện tích dâu lên 2.100 ha, sản lượng kén đạt 5.000 tấn, giá trị đạt trên 500 tỷ đồng vào năm 2025; từng bước ổn định mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân, tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp theo các chuỗi liên kết sản xuất, thúc đẩy sản xuất bền vững.

Hoài Anh

Tags sản xuất tằm tơ

Các tin khác
Ba ba gai ở Văn Chấn đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Văn Chấn đẩy mạnh tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hình thức, giúp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nâng cao nhận thức ưu tiên sử dụng hàng Việt trong cuộc sống hàng ngày.

Nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trước những khó khăn, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng 2021.

Giải ngân vốn đầu tư nhanh, kịp thời là một trong các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân nhanh sẽ làm giảm thiểu các chi phí quản lý dự án, chi phí xây dựng và chi phí chung của xã hội. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngay từ đầu năm, huyện Văn Yên đã tập trung nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Ảnh minh họa

Từ 1/8/2021, sẽ áp mức thuế giá trị gia tăng 5% và thuế thu nhập cá nhân 2% đối với hộ và cá nhân kinh doanh các dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, internet, may đo, giặt là, cắt tóc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục