Đổi thay ở Bản Mù

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/7/2021 | 1:56:44 PM

YênBái - Đi đôi với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong đầu tư xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn, cấp ủy chính quyền xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vươn lên xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Một mô hình chăn nuôi trâu bán chăn thả của người dân xã Bản Mù. (Ảnh minh họa)
Một mô hình chăn nuôi trâu bán chăn thả của người dân xã Bản Mù. (Ảnh minh họa)

Là xã có địa bàn rộng, đông dân nhất nhì huyện, Bản Mù hiện có 7 thôn với trên 1.000 hộ hơn 5.900 khẩu, 99% là đồng bào Mông, trước đây, Bản Mù từng được biết đến là một xã có nền kinh tế thấp, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất một vụ lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung tự cấp nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ thiếu đói giáp hạt hàng năm cao. 

Từ thực tế đó, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động phối hợp với các cấp, ngành tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 

Những năm qua, Bản Mù đã được Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để cứng hóa hệ thống giao thông từ trung tâm huyện lỵ đến trung tâm xã cũng như nâng cấp hệ thống điện, đường, trường, trạm  nâng cao mức sống nhân dân, việc học tập của con em cũng như công tác chăm sóc sức khỏe được đảm bảo, tạo động lực, niềm tin cho nhân dân. 

Sau nhiều năm nỗ lực của các cấp ủy Đảng trong tuyên truyền, vận động, đến nay, với tổng diện tích ruộng nước của xã trên 400 ha thì vụ xuân năm 2021, nhân dân đã gieo cấy đạt trên 347 ha, cơ cấu giống trên 30% là giống lai, còn lại là các loại giống thuần chất lượng cao kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc nên năng suất cũng tăng lên từ 45 tạ/ha trước đây lên gần 50 tạ/ha hiện nay, tổng sản lượng thóc đạt trên 1.690 tấn. Nhân dân cũng đã chuyển đổi phần lớn diện tích đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô, nâng tổng diện tích ngô từ hơn 100 ha lên 167 ha hiện nay và sản lượng đạt trên 520 tấn. 

Ngoài sản xuất lúa, ngô, với lợi thế đất đồi rộng rãi, nhân dân còn trồng cỏ và tận dụng các bãi chăn thả tự nhiên để đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán chăn thả với tổng đàn gia súc chính duy trì trên 8.980 con, gồm trên 1.350 con trâu, 1.300 con bò, hơn 6.330 con lợn, dê cùng đàn gia cầm các loại 18.000 con. Để đàn vật nuôi phát triển ổn định, ngoài tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thì công tác phòng, chống dịch bệnh, chống đói, rét cho gia súc cũng được xã quan tâm chỉ đạo kịp thời, đầy đủ. 

Từ việc khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh tại chỗ vào phát triển kinh tế, mỗi năm xã Bản Mù có hàng chục hộ vươn lên có kinh tế khá giả, hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2020, giảm 10%, đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 53% xuống còn 43%, bình quân lương thực đầu người đạt 500kg; xã đã có 340/1.013 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% số hộ có đường đi xe máy đến nhà; 26/110 km đường giao thông liên thôn, liên xã được bê tông hóa; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp bậc tiểu học và THCS đạt trên 95%; trẻ mầm non 100% được đến trường đúng độ tuổi... Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên; từ đó, bà con có điều kiện đóng góp tiền của cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới. 

Ngoài đóng góp hàng nghìn ngày công lao động cùng Nhà nước bê tông hóa hàng chục cây số đường giao thông nông thôn trong xã, hàng năm các thôn còn tự tổ chức sửa chữa đường giao thông liên thôn theo định kỳ, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, tu sửa trường lớp, kênh mương. 

Năm 2021, Bản Mù phấn đấu sản lượng lương thực có hạt đạt trên 3.520 tấn; trong đó, có 2.900 tấn thóc; lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ trên 55%; trên 40 lao động được chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1,1 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt từ 7,1 tỷ đồng; giảm 89 hộ nghèo... 

Bên cạnh đó, xã tích cực phối hợp với các cấp, ngành đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để tuyến đường nối quốc lộ 32 đoạn thị xã Nghĩa Lộ với tỉnh lộ 174 Trạm Tấu - Bắc Yên đi qua địa bàn 4 thôn của xã với chiều dài gần 20 km sớm được thi công hoàn thiện đưa vào sử dựng, tạo thuận lợi giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 
Châu Á

Tags Bản Mù Trạm Tấu suối khoảng nóng gà đen giảm nghèo bền vững

Các tin khác
Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Người dân xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn

Trong giai đoạn 2019 – 2024, huyện Văn Chấn đã được đầu tư gần 420 tỷ đồng cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Gian trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân tỉnh Yên Bái tại Hà Nội.

Trong 3 ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân tỉnh (HND) Yên Bái đã tham gia “Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường” do HND thành phố Hà Nội tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chương trình phối hợp giữa HND thành phố Hà Nội với HND các tỉnh, thành năm 2024.

Người lao động làm việc tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn luôn được đơn vị tạo điều kiện phát huy sáng kiến trong công việc.

Để sở hữu nguồn lao động phù hợp với nhu cầu, các doanh nghiệp (DN), chủ sử dụng lao động ở Yên Bái đã phối hợp với các cơ sở đào tạo cùng đào tạo, đào tạo lại để người lao động (NLĐ) có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục