Yên Bái: “Trợ sức” cho hơn 25.000 đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2021 | 4:00:46 PM

Nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ những khó khăn của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng thực hiện hỗ trợ hơn 9 tỷ đồng cho hơn 25.000 đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên luôn được tạo điều kiện tốt nhất để người dân hoàn thiện hồ sơ và vay vốn.
Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên luôn được tạo điều kiện tốt nhất để người dân hoàn thiện hồ sơ và vay vốn.

Trước sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh COVID-19 đến mọi mặt đời sống xã hội của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ; giữ nguyên nhóm, món nợ; miễn, giảm, hạ lãi suất cho người đã vay; có ưu đãi cho khách hàng vay mới...

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái và Chi nhánh Bắc Yên Bái đã thực hiện giảm tiếp 10% lãi suất cho vay của toàn bộ dư nợ đến hết năm 2021, với gần 45.000 khách hàng được hưởng, tổng số tiền được giảm trừ hơn 56 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giành hàng chục tỷ đồng để thực hiện an sinh xã hội, hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết, để phù hợp với tình hình thực tế, đơn vị đã kịp thời cân đối vốn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời hạn xét duyệt hồ sơ để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của tất cả các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh đã chỉ đạo các phòng giao dịch, chi nhánh trực thuộc chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá mức độ thiệt hại của từng khách hàng để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tiếp tục điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân để thực hiện "mục tiêu kép" vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế.

Chia sẻ khó khăn với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái thực hiện chính sách giảm 1 năm tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tạm dừng việc đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động và người sử dụng lao động kể từ 1/7/2021 đến 30/6/2022. Đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái đã thực hiện giảm cho hơn 1.360 đơn vị, với gần 23.300 lao động, tổng số tiền được giảm hơn 7 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Trí Đại, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái, đây là nhiệm vụ chung và cấp bách, vì vậy, Bảo hiểm xã hội Yên Bái đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quy định tại Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, giảm thời gian giải quyết thủ tục, đối với những hồ sơ đầy đủ sẽ được giải quyết trong ngày.

Để nghị quyết đi vào cuộc sống, UBND huyện Lục Yên đã tổ chức họp quán triệt nội dung một số chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Kế hoạch 165 của UBND tỉnh Yên Bái. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành của huyện; UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nghị quyết đảm bảo đúng quy trình, quy định. 

Bà Hoàng Thị Thủy, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên cho biết, đơn vị đã kịp thời rà soát, tham mưu giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Đến nay, toàn huyện có 7 đối tượng được phê duyệt hỗ trợ với kinh phí hơn 10 triệu đồng.

Với phương châm "một miếng khi đói bằng một gói khi no”, các phòng, ban, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lục Yên đang nỗ lực để có thể tiếp nhận và phê duyệt nhanh nhất, tạo điều kiện tối đa giúp các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được thụ hưởng chính sách trong thời gian sớm nhất. 

Là doanh nghiệp đầu tiên được ký kết hợp đồng tín dụng trả lương ngừng việc cho người lao động, ông Bùi Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia thông tin: Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy, sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận gói vay ưu đãi với số tiền giải ngân 144 triệu đồng, lãi suất 0%/năm, thời hạn vay dưới 12 tháng để trả lương cho người lao động phải nghỉ việc trong 3 tháng 5, 6, 7 năm 2021. Qua đó, giúp doanh nghiệp hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động.

Còn theo chị Nguyễn Thu Hà, thôn Đình Đồng, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, nhiều năm qua, cả 4 người trong gia đình sống dựa vào khoản thu nhập chưa đầy 4 triệu đồng/tháng từ bán nước giải khát, cà phê, đồ ăn vặt ven đường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị phải đóng cửa hàng, khiến gia đình gặp khó khăn. Nay được Nhà nước hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đã phần nào đỡ vất vả hơn, số tiền ấy gia đình sẽ dùng để trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong giai đoạn khó khăn này.

Báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái cho thấy, từ nay đến cuối năm, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ rà soát, tổng hợp và thẩm định để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

(Theo Thanh tra)

Các tin khác
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng hơn 600.000 tấn thanh long. Ảnh minh họa

Thông tin trên được Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết.

Nhiều nơi đang lãng phí rất nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp

Ngoài trồng lúa để lấy thóc gạo, người nông dân có thể bán rơm để kiếm thêm tiền. Nhưng theo các nhà khoa học, chúng ta đang lãng phí rất nhiều nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, vỏ lạc, hột nhãn, thân cây sắn (mì), vỏ xoài, vỏ dưa hấu...

Nhiều bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trên đất nông nghiệp dọc ven Sông Hồng - đoạn qua địa phận Yên Bái.

Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Yên Bái do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì vừa tiến hành thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của các bãi tập kết cát, sỏi trên địa bàn thành phố Yên Bái và các huyện Trấn Yên, Yên Bình.

Trong số các loại gia vị của Việt Nam, hạt tiêu là loại gia vị đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới và chiếm tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khiến xuất khẩu hạt tiêu giảm mạnh trong tháng 8/2021. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã đạt 3.736 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất của hạt tiêu xuất khẩu từ tháng 1/2018. Mức giá này đã tăng 3,4% so với tháng 7/2021 và tăng mạnh 49,4% so với tháng 8 năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục