Văn Chấn: Chuyển đổi cây trồng trên đất cam

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/10/2021 | 1:46:05 PM

YênBái - Khi những vườn cây ăn quả có múi của gia đình trở lên vàng vọt, không cứu chữa được, ông Nguyễn Mạnh Hùng ở tổ 3, thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) đã rất trăn trở tìm hướng chuyển đổi cây trồng khác. Nhận thấy diện tích đất của gia đình có bình độ khác nhau, ông Hùng chia một phần để trồng quế, phần còn lại trồng rau màu.

Lãnh đạo thị trấn Nông trường Trần Phú kiểm tra mô hình trồng ớt xanh của nhân dân tổ dân phố 2.
Lãnh đạo thị trấn Nông trường Trần Phú kiểm tra mô hình trồng ớt xanh của nhân dân tổ dân phố 2.

Những gốc cam bị cỗi, ông không phá đi mà tận dụng làm giàn để trồng bí đao. Điều kiện đất đai màu mỡ cùng dư lượng phân bón còn lại sau chăm sóc cam, quýt nên sau hơn 3 năm trồng chăm sóc, đến nay diện tích quế đã cao quá đầu người. Riêng diện tích trồng rau màu và bí xanh cũng mang về cho gia đình ông khoản thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. 

Ông Hùng cho biết: Các loại cây mới đưa vào trồng tại diện tích đất trồng cam, quýt đều sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là bí đao rất sai quả. Năm nay được mùa lại được giá, giá có lúc lên 12.000 đồng/kg mà không có bán. Nếu giá bí ổn định, sang năm gia đình tôi dự tính chuyển toàn bộ diện tích trồng màu sang trồng bí”.

Dịch bệnh vàng lá, thối rễ đã làm trên 400 ha cam, quýt của nhân dân thị trấn Nông trường Trần Phú bị chết. 3 năm gần đây, người dân loay hoay xoay xở tìm các loại cây trồng có giá trị để thay thế. Nhiều loại cây ăn quả truyền thống đã được đưa vào trồng, song vẫn chưa mang lại hiệu quả như trồng cam, quýt. Với chủ trương lựa chọn loại cây có hiệu quả, ngắn ngày để trồng cải tạo đất, chính quyền thị trấn đã vận động nhân dân đưa một số mô hình cây trồng mới vào thử nghiệm. 

Theo đó, tại tổ dân phố 2, người dân triển khai thử nghiệm mô hình trồng ớt xanh khá hiệu quả. Tham gia mô hình, các hộ dân được cung cấp giống, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá trung bình 6.500 đồng/kg. 

Sau gần 3 tháng trồng, chăm sóc, diện tích ớt đã bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 10 tấn/ha. Nếu chăm sóc tốt, ớt xanh có thể cho thu hoạch 3 lứa/tháng, thời gian thu hoạch liên tục từ 6 - 8 tháng. Như vậy, mỗi héc - ta ớt xanh cho sản lượng trên 60 tấn, trừ chi phí có thể đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.   

Thực tế, trước những tác động bất lợi của dịch bệnh và quy luật cung cầu của thị trường đang đặt ra cho nông dân thị trấn Nông trường Trần Phú bài toán lựa chọn cây trồng phù hợp, hiệu quả. Hướng đến mục tiêu sản xuất nông sản hàng hóa, ngoài các loại cây trồng truyền thống, có giá trị kinh tế, việc lựa chọn chuyển đổi những diện tích cam bị chết chuyển sang trồng một số loại cây trồng như: quế, keo, ngô, ớt, bí xanh... đang là giải pháp tình thế để cải tạo đất và mang lại nguồn thu nhập ổn định giúp người dân lấy ngắn nuôi dài. 

Từ hiệu quả bước đầu mang lại, thị trấn Nông trường Trần Phú tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế với những cây trồng phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, từng bước đa dạng mang hiệu quả bền vững. 

Ông Dương Hữu Tư - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Trần Phú cho biết: Hai năm gần đây, dịch bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn rất nhiều thách thức. Bằng kinh nghiệm, truyền thống sản xuất nhiều năm, nhiều hộ dân đã chủ động chuyển đổi các loại cây trồng đem lại hiệu quả bước đầu. Chúng tôi đang xem xét, đánh giá một số mô hình để vận động nhân dân chuyển đổi, mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và hướng tới việc sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng tốt cơ chế thị trường trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn còn biễn biến phức tạp.

Trần Ngọc

Tags thị trấn Nông trường Trần Phú Văn Chấn vùng đất cam

Các tin khác
Người dân xã Gia Hội, huyện Văn Chấn chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca.

Cùng với các đề án phát triển cây quế và chăn nuôi đại gia súc, các đề án trồng mắc ca xen chè, trồng cây măng sặt và phát triển các diện tích cây thảo dược đang mở ra cơ hội lớn cho nhân dân địa phương các xã vùng cao của huyện Văn Chấn phát triển kinh tế.

Hồng giòn Fuyu MC1 thích nghi thổ nhưỡng khí hậu vùng cao Yên Bái. (Ảnh: Báo NNVN)

Từ thành công của 1 ha hồng giòn đã cho thu hoạch, huyện Mù Cang Chải đã triển khai hỗ trợ nhân dân 2 bản Hua Khắt, Nậm Khắt, xã Nậm Khắt mở rộng diện tích thêm 30 ha. Việc quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất tập trung cây hồng giòn là cơ sở bước đầu để hồng giòn Mù Cang Chải trở thành hàng hóa có giá trị, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Lãnh đạo xã Động Quan kiểm tra chất lượng gỗ rừng trồng.

Thôn 6, xã Động Quan, huyện Lục Yên có 122 hộ thì gần 100 hộ trồng rừng. Nhờ trồng rừng, nhiều hộ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu bền vững.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, đến trưa 5/10 đã có 10/19 địa phương được xin ý kiến phản hồi về đề xuất góp ý kế hoạch mở lại đường bay nội địa trong giai đoạn 1 của Cục Hàng không Việt Nam.

Đã có 10 địa phương gửi văn bản góp ý về kế hoạch mở lại đường bay nội địa của Cục Hàng không Việt Nam, trong số này, có 7 địa phương cơ bản đồng ý với kế hoạch bay trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục