Yên Bái hiệu quả mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/4/2022 | 7:34:41 AM

YênBái - Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Yên Bái đã triển khai “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận”. Trung tâm tiến hành rà soát, triển khai thực hiện mô hình trồng mới năm 1 và mô hình chăm sóc năm thứ 2.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái (bên trái) kiểm tra mô hình chăm sóc bạch đàn năm thứ 2 ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình.
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái (bên trái) kiểm tra mô hình chăm sóc bạch đàn năm thứ 2 ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình.

Với mô hình trồng mới năm 1 (trồng năm 2021), Trung tâm đã xây dựng 55 ha trồng bạch đàn lai mô giống GLGU9, GLSE9, Cự vĩ DH32-29 với 40 hộ tham gia ở 3 xã: Đại Đồng, Bảo Ái, Tân Nguyên của huyện Yên Bình. Với mô hình chăm sóc năm thứ 2 (trồng năm 2020), đơn vị đã thực hiện chăm sóc 40 ha trồng bạch đàn lai mô giống GLGU9, GLSE9, Cự vĩ DH32-29 ở 30 hộ của xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên và xã Vũ Linh, huyện Yên Bình. Điểm xây dựng mô hình trình diễn nằm trong vùng quy hoạch phát triển trồng cây lâm nghiệp của địa phương, ưu tiên quỹ đất bố trí liền kề tập trung, liền khoảnh, gần đường giao thông, thuận tiện cho tham quan học tập. 

Các hộ tham gia mô hình có quỹ đất nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây lâm nghiệp, tự nguyện xin tham gia mô hình, có đủ điều kiện về kinh tế và nhân lực; có khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong quá trình trồng rừng; cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án; hộ nông dân chưa nhận hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào từ ngân sách Nhà nước cho cùng một nội dung của mô hình. 

Đồng thời, các hộ tham gia mô hình cam kết tuân thủ quy trình kỹ thuật, không chuyển nhượng vật tư được hỗ trợ dưới mọi hình thức... Mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật trồng bạch đàn mô, chu kỳ sản xuất phải đảm bảo đạt 10 năm trở lên, sản phẩm chủ lực là gỗ xẻ và cây giống được chọn 1 trong số các dòng bạch đàn lai mô: GLGU9, GLSE9, GLU6, Cự vĩ DH32-29. 

Công tác tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình theo các phương pháp như lấy người học làm trung tâm, thuyết trình có hình ảnh minh họa, thảo luận nhóm, cầm tay chỉ việc kết hợp thực hành trồng, chăm sóc. Vật tư đã được hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình bảo đảm 100% theo yêu cầu của hợp đồng, định mức kinh tế kỹ thuật và Nhà nước hỗ trợ 100% giống, phân bón. 

Đến nay, với mô hình trồng mới năm 1, toàn bộ các hộ tham gia đã trồng, trồng dặm đúng quy trình hướng dẫn. Hiện tại, cây trong mô hình sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, chiều cao cây trung bình đạt 4,5 m, đường kính gốc bình quân đạt 4,4 cm, tỷ lệ sống đạt 95%. So sánh với mô hình đại trà trồng bằng giống cũ cho thấy, cùng thời điểm trồng, chế độ chăm sóc như nhau, bạch đàn lai mô giống mới sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, chiều cao vượt trội từ 30 - 50 cm, rừng trồng không bị sâu bệnh hại. 

Đối với mô hình chăm sóc năm thứ 2, toàn bộ các hộ đã chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn, hiện tại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao, chiều cao cây trung bình đạt 8,0 m, đường kính gốc bình quân đạt 7,9 cm, tỷ lệ sống đạt 95%, rừng trồng chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại. 

So sánh với mô hình đại trà trồng cùng thời điểm cho thấy, cây bạch đàn trong mô hình có tốc độ phát triển nhanh, độ đồng đều cao, không có hiện tượng chết và mất khoảng như một số giống cũ, giống đã bị thoái hóa tại địa phương. Đặc biệt, mùa đông năm 2021 rét sớm hơn mọi năm nhưng cây vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đều ở các tháng và kháng sâu bệnh tốt. 

Kết quả ban đầu của mô hình đã tác động rõ rệt, làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống mới, giống rõ nguồn gốc và có đầu tư thâm canh rừng. Mô hình bước đầu đã đạt được kết quả tốt, là điểm cho nông dân các địa phương khác học tập. 

Các hộ tham gia mô hình nắm vững phát triển rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình theo hướng quản lý rừng bền vững, hướng đến chứng chỉ rừng FSC. Các hộ ngoài mô hình cũng nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bạch đàn mô; trên 50% số hộ sau tập huấn có thể áp dụng nhân rộng vào sản xuất và biết cách quản lý rừng bền vững theo hướng FSC.  

Mô hình đã giúp các hộ nông dân biết đầu tư trồng rừng gỗ lớn thâm canh giống cây bạch đàn lai mô hiệu quả, bền vững thông qua tập huấn kỹ thuật, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong trồng, chăm sóc rừng trồng. Đồng thời, mô hình bổ sung cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông - lâm nghiệp. 

Mô hình hướng các hộ chuyển dịch từ trồng, kinh doanh rừng gỗ nhỏ sang trồng thâm canh rừng gỗ lớn, giúp sản phẩm thu được có chất lượng, giá trị cao hơn, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân trong một luân kỳ trồng rừng. 

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái trồng rừng thâm canh gỗ lớn giống bạch đàn lai mô

Các tin khác
Đoàn công tác của tỉnh, huyện thăm cánh đồng trồng dâu xã Việt Thành

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, hình thành những vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Kinh tế tư nhân cần thêm không gian để phát triển.

Mục tiêu của Chương trình hành động là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực.

Có tới 49.591 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay. (Ảnh minh họa).

Trong 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thậm chí còn có mức tăng mạnh hơn nhiều, với 30.919 doanh nghiệp, tăng 60,6%.

Quý I-2022, thành phố Hà Nội đã thu hút 513,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (doanh nghiệp Nhật Bản) tại huyện Sóc Sơn.

Kết quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta quý I-2022 được đánh giá là khả quan trong bối cảnh bất lợi, suy giảm trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dự báo, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp đà bứt phá để trở thành đầu vào tiếp sức cho sản xuất cũng như nâng tầm quy mô, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục