Mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước được chậm nộp khoảng 20.000 tỷ thuế tiêu thụ đặc biệt.
|
|
Trong phương án vừa được trình lên Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9/2022. Doanh nghiệp sẽ phải nộp đầy đủ số thuế được gia hạn này trước ngày 20/11/2022.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây, số thuế tiêu thụ đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước nộp bình quân từ 2.450 - 2.800 tỷ đồng/tháng. Trong kịch bản nhu cầu xe điện tăng lên nhờ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, số tiền thuế ước tính thu mỗi tháng trong năm 2022 khoảng 2.000 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp được chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 đến hết 20/11. Tổng số tiền được gia hạn là khoảng 20.000 tỷ đồng trong 10 tháng. Vì đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính xin Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nếu nghị định này được thông qua, chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được áp dụng liên tục trong 3 năm, từ năm 2020 đến nay.
Theo Bộ Tài chính, hoạt động bán hàng của doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực trong giai đoạn tháng 6 đến tháng 9/2021 do các quyết sách chống dịch. Các nhà máy sản xuất ôtô của một số hãng cũng bị ảnh hưởng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Thị trường ôtô Việt Nam trải qua nhiều sóng gió trong năm 2021 vừa qua và cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Việc gia hạn nộp thuế với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đánh giá chính sách này là cần thiết để tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Không chỉ có Việt Nam, nhiều nước khác cũng đã áp dụng các biện pháp để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn dịch bệnh. Bộ Tài chính đánh giá, do thời gian gia hạn không kéo dài, khả năng bị khởi kiện là không cao. Bởi lẽ việc khởi kiện chỉ nhằm chấm dứt các biện pháp đang được áp dụng, không thể nhằm vào một biện pháp đã kết thúc.
(Theo Tổ Quốc)
Áp lực lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam đến từ vấn đề kinh tế vĩ mô và lạm phát chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng trong nước...
Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 7/5, giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại, tiến dần sát mốc 71 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng bật tăng, dần về mốc 1.900 USD/ounce.
Sáng 7/5, tại Trung tâm tổ chức sự kiện Sunrise, thành phố Yên Bái, Cơ sở sản xuất kinh doanh cao xương ngựa bạch - Bạch Vương Vũ tổ chức lễ ra mắt sản phẩm cao xương ngựa bạch đạt chuẩn thương hiệu Việt được nhiều người tiêu dùng yêu thích năm 2022 và tổ chức Chương trình tặng quà Niềm tin yêu thương cho các công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Một thị trường bất động sản có khởi sắc hay không đầu tiên phải phụ thuộc vào tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông. Với chiến lược thu hút đầu tư bền vững, Yên Bái đang trở thành điểm hẹn của dòng vốn sơ cấp và thứ cấp.