Thương hiệu may mặc "made in Vietnam” lên ngôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2022 | 7:38:46 AM

YênBái - Thời gian qua, những thương hiệu may mặc Việt Nam đã nắm bắt thị yếu của khách hàng để không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng vải, bắt kịp xu hướng thời trang và có giá bán phù hợp. Trên địa bàn Yên Bái, hiện có trên 30 thương hiệu may mặc trong nước có mở cửa hàng, showrom bán lẻ để người tiêu dùng trực tiếp đến mua sắm.

Hàng may mặc Việt Nam được người tiêu dùng Yên Bái lựa chọn mua sắm.
Hàng may mặc Việt Nam được người tiêu dùng Yên Bái lựa chọn mua sắm.

Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, gia đình chị Nguyễn Huyền Mai, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái không tổ chức những chuyến đi chơi. Hè này, khi dịch bệnh đã tạm lắng, chị Mai lên kế hoạch cho chuyến nghỉ dưỡng tại Phú Quốc cho gia đình. 

Ngoài đặt vé máy bay, chỗ ăn nghỉ, chị Mai còn quan tâm đến mua sắm quần áo cho các thành viên để mọi người vừa có những "bộ cánh” thời trang, phù hợp với môi trường, khí hậu nơi đến tham quan, du lịch. 

Chị Mai cho biết: "Ngoài các chi phí cho chuyến đi, tôi cũng dành một khoản để mua sắm quần áo. Nếu như trước đây tôi hay chọn mua các sản phẩm may mặc của Trung Quốc thì nay tôi lựa chọn mua của các thương hiệu trong nước. Tôi thấy, các thương hiệu Việt đã chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm; có những bộ sưu tập dành riêng cho mùa, lứa tuổi, giới tính… Ngoài ra, các nhãn hàng có chương trình ưu đãi hấp dẫn và chính sách bảo hành sản phẩm, chăm sóc khách hàng rất chuyên nghiệp”. 

Thời tiết mùa hè nắng nóng khiến cho cậu con trai chị Bùi Hương Thu ở tổ 2, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái ra nhiều mồ hôi và có khi bị mẩn ngứa. Thế nên, chị Thu chọn mua quần áo cho con với chất vải cotton, vải lanh thấm hút mồ hôi, không tạo cảm giác nóng bức, mềm, co giãn tốt để con thoải mái vận động… 

Chị Thu chia sẻ: "Da trẻ nhỏ non nớt và rất mẫn cảm. Thế nên, tôi thường mua quần áo của các nhãn hàng Việt cho con. Tôi thấy, các sản phẩm nội địa khiêm tốn hơn về mẫu mã, song lại đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và giá cả cũng tương đối phù hợp với túi tiền”. 

Có mặt tại thị trường Yên Bái đã hơn 5 năm, thương hiệu may mặc Yody đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm thời trang do chính tay người Việt làm ra. Yody đã nghiên cứu chất liệu sản phẩm và cho ra mắt những dòng sản phẩm tối ưu về giá cả, chất lượng. 

Cùng đó, Yody đào tạo văn hóa phục vụ cho nhân viên để đưa đến giá trị tốt nhất đến khách hàng. Không chỉ Yody mà các thương hiệu thời trang có cửa hàng tại Yên Bái dù có những chính sách, hướng tới đối tượng khách hàng khác nhau, song cùng hướng tới mục tiêu mang đến những sản phẩm may mặc do người Việt sản xuất cho người Việt sử dụng. Trên địa bàn Yên Bái, hiện có trên 30 thương hiệu may mặc trong nước có mở cửa hàng, showrom bán lẻ để người tiêu dùng trực tiếp đến mua sắm. 

Tại cửa hàng, showroom nhãn hàng Decor, trang trí hiện đại, áp dụng chính sách ưu đãi, nhất là có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để tư vấn, phục vụ khách hàng. Thương hiệu may mặc đáp ứng được mọi lứa tuổi, giới tính, phong cách thời trang... Với khách hàng nam trung niên có các nhãn hàng: Việt Tiến, Nhà Bè, May 10…; khách hàng nữ trung niên có hãng Odessa, Trali… hay có những  thương hiệu có các dòng sản phẩm cho cả nữ, nam, trẻ em như: IVY moda, Canifa, Elise... 

Những thương hiệu thời trang "made in Vietnam” ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường và thu hút được đông đảo người tiêu dùng tại Yên Bái quan tâm, mua sắm. Để có được kết quả này, trước hết phải khẳng định rằng, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, củng cố, phát triển thương hiệu, mở rộng kênh phân phối nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa. 

Bên cạnh đó, sau nhiều năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với sự tích cực tuyên truyền, vận động của các cấp, ngành, người tiêu dùng trong nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng ngày càng hiểu và dành nhiều ưu ái cho hàng Việt. 

Mặt khác, đời sống kinh tế của người dân cũng ngày càng được nâng cao nên phần lớn người tiêu dùng trở nên thận trọng, kỹ càng hơn trong việc mua sắm chứ không chỉ chăm chăm vào những mặt hàng giá rẻ, không có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng không đảm bảo như trước…

Thu Hiền

Tags Hàng may mặc Việt Nam thu hút người tiêu dùng thời trang made in Vietnam chiếm ưu thế

Các tin khác
Nhân viên Điện lực Nghĩa Lộ hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn.

Điện lực Nghĩa Lộ (ĐLNL) quản lý, vận hành lưới điện khu vực phía Tây gồm 4 huyện, thị: thị xã Nghĩa Lộ và các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải với 64 xã, phường, thị trấn; quản lý 470 trạm biến áp (TBA). Trong đó, gồm 382 TBA công cộng và 88 TBA chuyên dùng, quản lý 728 km đường dây 35kV, 16,2 km đường dây 22kV, 815 km đường dây hạ thế, phục vụ gần 70.500 khách hàng.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nông dân ở xã Nậm Khắt đầu tư chăn nuôi trâu mang lại hiệu quả kinh tế.

Nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng với các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện.

Lãnh đạo xã Báo Đáp kiểm tra việc chăm sóc, thu hái dâu ở thôn Đồng Sâm.

Cùng với cây lúa, chăn nuôi, trồng gỗ nguyên liệu, quế, những năm qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên còn phát huy nhiều thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; trong đó, trồng dâu nuôi tằm, trồng cây dược liệu, ươm quế giống, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang được người dân tích cực áp dụng.

Các thành viên HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm nghiệp Lâm Giang thu hoạch củ cải trắng.

Từ khi hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, các HTX đã phát huy hiệu quả trong việc đổi thay nếp nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết "4 nhà”, đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, phát huy vai trò “trụ đỡ” cho kinh tế hộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục