Trạm Tấu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2022 | 3:17:00 PM

YênBái - Bản Mù là một trong những xã đầu tiên của huyện thực hiện Dự án "mô hình liên kết sản xuất cây khoai sọ” tại huyện Trạm Tấu. Từ 2 ha mô hình ban đầu, với 8 hộ tham gia, đến nay, xã đã có 86 ha khoai sọ với 256 hộ dân tham gia trồng.

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình trồng cây khoai sọ tại xã Bản Mù.
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình trồng cây khoai sọ tại xã Bản Mù.

Ông Hoàng Văn Đông - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ những thành công ban đầu cho thấy, cây khoai sọ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Một héc - ta khoai sọ cho thu hoạch từ 10 - 12 tấn củ, được các tiểu thương thu mua với giá dao động từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg. Sản phẩm thu hoạch đến đâu được tiêu thụ đến đó. Cây khoai sọ đã giúp nhiều hộ đồng bào Mông có thu nhập, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Ông Giàng A Mua - người dân thôn Khấu Ly, xã Bản Mù chia sẻ: Mình đã trồng nhiều loại cây, nhưng khoai sọ cho thu nhập cao nhất và cao gấp 3 - 4 lần so với các loại cây trồng khác, mà lại dễ tiêu thụ. Năm nay, mình tiếp tục đăng ký trồng thêm hơn 1 ha nữa để tăng thu nhập. 

Thời gian qua, huyện Trạm Tấu tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 32 của Ban Thường vụ Huyện ủy. 

Chính quyền các địa phương đã vận động nhân dân chuyển đổi sản xuất, đưa cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa, giúp người dân thoát nghèo bền vững, trong đó có cây khoai sọ. 

Ông Nguyễn Văn Hòe - Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Năm 2022, Trạm Tấu phấn đấu trồng trên 400 ha khoai sọ; trong đó, Bản Mù nhiều nhất với 85 ha, tiếp đến là Bản Công, Xà Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu. Sản lượng thu hoạch trên 1 ha đạt trung bình từ 10 - 12 tấn, ước tổng sản lượng thu hoạch 4.000 - 4.500 tấn. 

Khoai sọ nương Trạm Tấu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu. Sản phẩm khoai sọ nương của Hợp tác xã Hưng Thùy được UBND tỉnh công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Huyện cũng đã xây dựng thành công mô hình liên kết sản xuất cây khoai sọ; tạo ra hướng đi mới trong SXNN của huyện theo hướng liên kết sản xuất, phát huy những cây trồng chủ lực, đặc sản của huyện; giúp người dân thâm canh chăm sóc cây trồng, tạo việc làm nâng cao thu nhập, từng bước hình thành chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm. 

Cùng đó, người sản xuất được tiếp nhận tiến bộ KHKT mới trong quy trình trồng thâm canh giống khoai sọ nương, tăng thu nhập cho người sản xuất. 

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hòe, thực hiện Nghị quyết 20, huyện đã chú trọng phát triển các loại cây trồng đặc sản, cây dược liệu, trong đó đẩy mạnh sản xuất sản phẩm khoai sọ nương, măng ớt, chè Shan tuyết Phình Hồ kết hợp với xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và sản phẩm OCOP. 

Hết năm 2021, Trạm Tấu có 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, 6 sản phẩm được bảo hộ và bước đầu hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đối với cây dược liệu, ngoài quản lý, bảo vệ trên 4.640 ha cây sơn tra, huyện còn trồng thêm 100 ha cây sả Java; 162 ha cây thảo quả; khuyến khích mở rộng cây sâm Hoàng shin cô. 

Chỉ đạo đẩy mạnh các ứng dụng tiến bộ KHKT vào SXNN, nhân rộng mô hình tổ chức theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Trong năm 2021, huyện đã thực hiện 1 dự án của chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình mới với kinh phí hỗ trợ trên 670 triệu đồng; thực hiện 42 cơ sở chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc sản hữu cơ với kinh phí gần 790 triệu đồng… 

Thời gian tới, Trạm Tấu tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên cơ sở phát triển những cây trồng vật nuôi có lợi thế của huyện. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các mô hình chăn nuôi. 

Tập trung đổi mới phương thức SXNN theo hướng kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế những cây trồng chủ lực, đặc sản của huyện, những sản phẩm OCOP, sản phẩm bảo hộ nhãn hiệu. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, phấn đấu đến hết năm 2025, Trạm Tấu có 2 xã đạt NTM và mỗi xã có 1 thôn NTM.

Mạnh Cường

Tags Trạm Tấu sản xuất nông nghiệp sản phẩm OCOP

Các tin khác
Anh Đoàn Văn Dũng, chủ cơ sở sản xuất nấm linh chi tại thành phố Yên Bái, mong muốn được tham gia OCOP nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm đưa sản phẩm tiêu thụ trên toàn quốc.

Với 138 sản phẩm được chứng nhận OCOP, tỉnh Yên Bái vẫn đang tiếp tục hỗ trợ bà con hoàn thiện thủ tục nhằm nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Dây chuyền hàn khung xe ôtô tại Công ty ôtô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, chuyên trang phân tích chính trị của Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) mới đây đăng bài của tác giả Valeria Vershinina, chuyên gia Việt Nam học đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), Bộ Ngoại giao Nga, đánh giá cao vai trò và tiềm năng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trấn Yên thăm mô hình trồng dâu nuôi tằm tại xã Việt Thành.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên tập trung rà soát, quy hoạch cụ thể thế mạnh từng vùng để bố trí phù hợp các mô hình sản xuất nông nghiệp (SXNN). Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết SXNN, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và hợp tác xã. Nhờ đó, SXNN từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, chuỗi liên kết, góp phần nâng cao giá trị và thu nhập cho nông dân.

Chủ tịch HĐQT Phòng giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên trao sổ tiết kiệm vì người nghèo cho các cá nhân xã Yên Thái.

Qua 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội (CSXH) theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ tại huyện Văn Yên, đã thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng quan trọng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khác vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, đã khẳng định vai trò của tín dụng CSXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục