Gỡ khó cho doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/8/2022 | 7:52:48 AM

Theo quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh muốn nhận khoản vay hỗ trợ lãi suất 2% phải không có nợ xấu; có doanh thu, có tài sản đảm bảo mới được tiếp cận.

Qua 3 tháng thực hiện, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được khoảng 1,5 tỷ đồng.
Qua 3 tháng thực hiện, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được khoảng 1,5 tỷ đồng.

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đây được cho là chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sau đó đã thiết kế gói hỗ trợ lãi suất trị giá hơn 16.000 tỷ đồng cho năm nay. Tuy nhiên, qua 3 tháng thực hiện, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân được khoảng 1,5 tỷ đồng.

Trong tổng số khách hàng đã hưởng hỗ trợ lãi suất 2% thời gian qua, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chiếm trên 70%.

Dù vậy tới đây, ngân hàng muốn giải ngân nhiều hơn cũng rất khó. Bởi theo quy định, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh muốn nhận khoản vay hỗ trợ lãi suất phải không có nợ xấu; có doanh thu, có lợi nhuận, có tài sản đảm bảo mới được tiếp cận. Chưa kể, 95% khách hàng của ngân hàng này là cá nhân.

"Với dư nợ của cá nhân rất lớn, thực tế theo quy định là phải có đăng ký kinh doan, nhưng hầu hết các hộ kinh doanh ở trên địa bàn tỉnh không có đăng ký kinh doanh", ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết.

Từ góc độ doanh nghiệp, dù muốn được vay với lãi suất ưu đãi 2%, nhưng lại có tâm lý e ngại. Vì khi đã nhận khoản vay hỗ trợ, doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các cuộc thanh, kiểm tra sau đó, dù chưa biết có sai hay không, nhưng cứ nghe thanh, kiểm tra là doanh nghiệp ngại.

Các chuyên gia cho rằng, việc đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ lãi suất 2% nên dựa trên tinh thần không nhất thiết phải căn cứ vào việc giải ngân được nhiều hay ít, mà quan trọng là phải đúng đối tượng và đảm bảo an toàn.

"Nếu hạ chuẩn xảy ra, thì lập tức sẽ có nhiều rủi ro về việc không thể trả nợ vay, lãi vay cho ngân hàng. Sau này, các ngân hàng thương mại sẽ là người gánh chịu rủi ro", PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, nhận định.

Ngày 26/8, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp vướng mắc phát sinh. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo chi tiết về việc triển khai chương trình này và chỉ đạo triển khai quyết liệt trong thời gian tới.

(Theo VTV)

Các tin khác
Một cơ sở chế biến quế tại xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Quế là loài cây bản địa, cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, 1 kg vỏ quế tươi loại 1 có giá 28.000 - 32.000 đồng/kg, trung bình 1 ha rừng trồng quế khoảng 12-15 năm tuổi có giá trị từ 600 - 800 triệu đồng (chưa kể các khoản thu từ việc tỉa thưa, bán cành, lá từ năm thứ 3 trở đi). Nhờ thế, rừng quế tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân.

Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu để cung ứng đủ xăng dầu.

Vải thiều Thanh Hà được bán tại siêu thị ở Paris (Pháp).

Từ vị trí là một trong những cường quốc xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới, nông sản Việt Nam ngày càng khẳng định được thương hiệu nhờ nỗ lực định danh thương hiệu và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Các đại biểu tham gia khai mạc hội chợ.

Chiều 25-8, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2022 (VIETLAO EXPO 2022) đã khai mạc. Hội chợ được xem là sự kiện xúc tiến thương mại lớn nhất do Bộ Công Thương hai nước tổ chức thường niên tại Thủ đô Viêng Chăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục