Mù Cang Chải tạo động lực từ Chương trình hành động 56

  • Cập nhật: Thứ hai, 31/10/2022 | 2:14:19 PM

YênBái - Trên cơ sở 31 chỉ tiêu giao theo Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thành 45 chỉ tiêu, trong đó có 12 chỉ tiêu giao theo đặc thù của địa phương.

Nhân dân tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã Chế Cu Nha.
Nhân dân tham gia bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại xã Chế Cu Nha.

Ông Giàng A Vừ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết: "Thực hiện Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy Yên Bái về việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022, trên cơ sở 31 chỉ tiêu, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa thành 45 chỉ tiêu, trong đó có 12 chỉ tiêu giao theo đặc thù của huyện. Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã chủ động phấn đấu ngay từ đầu năm". 

Đến hết tháng 9, Mù Cang Chải đã có 31 chỉ tiêu đạt từ 75% trở lên, trong đó có 18 chỉ tiêu đạt 100% trở lên. Đặc biệt, đã có 11/12 chỉ tiêu về kinh tế đạt từ 72%, trong đó 4 chỉ tiêu đạt 100%. 

Cụ thể, huyện tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, thúc đẩy khởi nghiệp; thành lập, phát triển các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch, nông sản, dược liệu... 

Nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đưa các loại giống lúa lai cho năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo cấy trên 6.354 ha lúa nước cả năm, năng suất trung bình đạt 45,8 tạ/ha; trồng 5.429 ha ngô cả năm, năng suất đạt 40,7 tạ/ha với tổng sản lượng lương thực có hạt đến tháng 9 là 44.984 tấn, đạt 98,0% kế hoạch, tăng 2,6% so với cùng kỳ. Toàn huyện có 4 địa phương vượt chỉ tiêu về sản lượng lương thực có hạt là xã Chế Tạo đạt 1.857/1.754 tấn, xã Khao Mang đạt 4.958/4.798 tấn, xã Hồ Bốn đạt 2.917/2.828 tấn và thị trấn Mù Cang Chải đạt 287/283 tấn. 

Ông Sùng A Bình - Chủ tịch UBND xã Hồ Bốn phấn khởi: "Nhờ đảm bảo được nguồn nước nên nhân dân làm ruộng sớm, cấy hết diện tích. Bên cạnh đó, bà con tích cực chuyển đổi các loại giống lai cho năng suất cao, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăm bón đã góp phần quan trọng giúp xã tăng tổng sản lượng lương thực có hạt vượt chỉ tiêu”. 

Về chăn nuôi, cùng với chú trọng công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi cũng như tái đàn ngay sau rét đậm, rét hại đầu năm, công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là một số loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm như: dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò, cúm gia cầm cơ bản được kiểm soát. 

Toàn huyện đã triển khai tiêm được 59.559 liều vắc xin phòng các loại dịch bệnh cho đàn trâu, bò; cấp phát hàng trăm lít dung dịch phun tiêu độc khử trùng cho nhân dân phun tẩy chuồng trại cho đàn vật nuôi. Huyện cũng tích cực đẩy mạnh xây dựng các mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND của tỉnh (NQ 69), từng bước hướng tới phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung. Tính đến hết tháng 9, toàn huyện đã nghiệm thu, giải ngân cho 90/98 mô hình trong đợt 1. 

Đồng thời tiếp tục chỉ đạo đôn đốc nhân dân tu sửa chuồng trại, bổ sung con giống, hoàn thiện các mô hình còn lại để nghiệm thu, giải ngân trong thời gian tới. Nhờ đó, Mù Cang Chải đã duy trì tổng đàn gia súc chính trên 83.900 con, đạt 101% kế hoạch giao, tăng 9,0% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hơn 3.400 tấn, đạt 82,9% kế hoạch giao, tăng 25,9%. 

Điển hình như ở xã Nậm Khắt, 9 tháng năm 2022, toàn xã có 11 mô hình chăn nuôi theo NQ 69 được nghiệm thu với 5 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên; 5 mô hình chăn nuôi trâu, bò và 1 mô hình chăn nuôi dê quy mô 30 con trở lên/mô hình, đàn gia súc chính của xã đạt 8.840/8.300 con, tăng 540 con so với kế hoạch. 

Động lực từ thực hiện Chương trình hành động số 56 của Tỉnh ủy đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của huyện có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 9 tháng năm 2022 đạt 83,9% kế hoạch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Toàn huyện đã có 834/1.024 hộ nghèo đủ điều kiện thoát nghèo. 

A Mua

Tags Chương trình hành động số 56 Yên Bái Mù Cang Chải kinh tế nông nghiệp

Các tin khác
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Đoàn Văn Yêm được canh tác theo phương thức an toàn.

Nếu Mường Lò được ví là vùng “gạo trắng nước trong” thì vùng cửa ngõ - xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ được ví như vùng miệt vườn của miền Tây Yên Bái bởi sự đa dạng các loại cây trái. Bàn tay chăm bẵm, cải tạo của những người nông dân cần cù, chịu khó đã khiến vùng đất chẳng mấy màu mỡ này đơm hoa, kết trái.

Xăng dầu trong nước đã có 2 lần tăng giá trong tháng 10.

Mặt hàng xăng có thể được điều chỉnh tăng từ 200 - 500 đồng/lít tùy loại; giá các mặt hàng dầu cũng tăng từ 250 - 350 đồng/lít/kg nếu không có can thiệp sâu từ Quỹ bình ổn giá.

Vận tải du lịch, dịch vụ thuộc đối tượng đượng vay theo Nghị định 31 của Chính phủ.

Ngày 20/5, Chính phủ ban hành Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 2% lãi suất, nhưng đến nay, tốc độ giải ngân gói hỗ trợ này rất chậm, thậm chí có doanh nghiệp quay lưng với gói vay này.

Ông Nguyễn Duy Ứng giới thiệu về giàn khay trượt của gia đình.

Sau 20 năm kể từ ngày bắt đầu đưa cây dâu tằm về Trấn Yên, đến nay, Chương trình trồng dâu nuôi tằm trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp chủ lực của huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục