Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 23%

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/12/2022 | 11:01:25 AM

Tháng 11/2022, Việt Nam đón 569,9 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Lượng khách nhiều nhất đến từ Hàn Quốc, các thị trường châu Âu, Ấn Độ tăng trưởng tốt.

Khách quốc tế theo tháng năm 2022 (nghìn lượt). Thái Hòa
Khách quốc tế theo tháng năm 2022 (nghìn lượt). Thái Hòa

Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2022, Việt Nam đón 569,9 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Thị trường châu Âu tăng trưởng rất tốt, tăng 48,2%; trong đó, Pháp tăng 73,2%; Nga tăng 55,5%; Anh tăng 37,7%; Đức tăng 36,8%. Thị trường châu Mỹ tăng 22%; châu Á tăng 20%.

Tính chung 11 tháng đầu năm 2022 có trên 2,95 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam; trong đó, khách đến từ Hàn Quốc nhiều nhất với 763,9 nghìn lượt, tương đương 26%, tiếp theo là Mỹ với 266,1 nghìn lượt, chiếm 9%.

Xét theo phương tiện du lịch, khách đến Việt Nam bằng đường hàng không đạt 2,67 triệu lượt người, chiếm 88,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 27,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ đạt hơn 326.100 lượt người, chiếm gần 11,1% và gấp 7,6 lần; bằng đường biển đạt 855 lượt người, chiếm 0,03%.

Phân theo một số nước và vùng lãnh thổ, Hàn Quốc là quốc gia có lượt khách du lịch đến Việt Nam đông nhất trong 11 tháng đầu năm 2022 với hơn 763.000 người, gấp gần 27 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Mỹ là quốc gia có lượt khách du lịch cao thứ 2 đến Việt Nam trong 11 tháng đầu năm với hơn 266.000 lượt người, tăng 82 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tốp 10 thị trường gửi khách hàng đầu, khu vực Đông Nam Á có Campuchia đạt 172,5 nghìn lượt, xếp thứ 3; Thái Lan: 153,5 nghìn lượt, xếp thứ 4; Singapore: 134,5 nghìn lượt, xếp thứ 6; Malaysia: 129,2 nghìn lượt, xếp thứ 7.


Khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng năm 2022, phân theo châu lục (%). Ảnh: Thái Hòa

Trong tổng số 2,95 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 có 2,1 triệu lượt đến từ khu vực châu Á (chiếm 70,3%); 0,42 triệu từ châu Âu (11,1%); 0,32 triệu từ châu Mỹ (chiếm 10,9%); 0,13 triệu từ châu Úc (4,4%) và 0,01 triệu từ châu Phi (0,3%). Khách Hàn Quốc đóng góp 37% tổng số khách châu Á; Đông Nam Á đóng góp 34,7%.

Theo số liệu thống kê, tháng 11/2022, Việt Nam đón 27 nghìn khách từ Ấn Độ, tăng 31% so với tháng trước và cao hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, tổng số khách Ấn Độ đến Việt Nam đạt 109 nghìn lượt, xếp thứ 9 trong 10 thị trường gửi khách đến Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng khách đạt bình quân 49%/tháng.

Các chuyên đánh giá, sức tăng trưởng rất tốt của thị trường tiềm năng này, nhờ vào các hoạt động tích cực xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tới thị trường Ấn Độ và các đường bay thẳng giữa các thành phố lớn của 2 nước được kết nối và mở rộng.

Lượng khách nội địa trong tháng 11/2022 ước đạt 4,5 triệu lượt khách; trong đó, có khoảng 3 triệu lượt khách có lưu trú. Tính chung 11 tháng đầu năm 2022, tổng số khách nội địa đạt 96,3 triệu lượt, cao hơn nhiều so với con số cả năm 2019 – thời điểm trước khi dịch xảy ra.

Tổng thu từ khách du lịch trong 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt 456,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 70% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước dịch COVID-19.

(Theo bnews)

Các tin khác
Người dân huyện Văn Chấn làm đường băng cản lửa bảo vệ rừng.

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (BVR&PCCCR) được các cấp chính quyền, các lực lượng chức năng và người dân huyện Văn Chấn thực hiện khá hiệu quả. Từ đó, các vụ cháy rừng được phát hiện sớm, chữa cháy kịp thời, không làm ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng, môi trường và đời sống của nhân dân.

(Ảnh minh họa)

Trong quá trình thực hiện Luật Khoáng sản trên địa bàn tỉnh cũng cho thấy một số khó khăn, vướng mắc, liên quan đến một số nhóm vấn đề chính, như: thuê đất trong hoạt động khoáng sản; quy định quy hoạch khoáng sản; quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản; quy định về quyền lợi của người dân và địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

Người dân phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Năm 2022, thị xã Nghĩa Lộ được tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (TNSNN) 177,5 tỷ đồng. Nhờ thực hiện linh hoạt các giải pháp trong quản lý nguồn thu, đến hết tháng 10/2022, thị xã đã TNS đạt 181,5 tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch, tăng 41% so với cùng kỳ. Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành kế hoạch TNSNN.

Theo Nghị quyết số 73/2022/NQ-QH15 được Quốc hội ban hành về thí điểm đấu giá biển số ô tô, trong đó nêu rõ: Giá khởi điểm của một biển số ô tô đưa ra đấu giá là 40.000.000 đồng; tiền đặt trước bằng giá khởi điểm của một biển số ô tô đưa ra đấu giá; bước giá là 5.000.000 đồng;

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục