Hội thảo “Phát triển bất động sản và hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá”

Yên Bái - Miền đất hứa phát triển du lịch, bất động sản

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/12/2022 | 7:45:43 AM

YênBái - Sáng ngày 17/12, tại thị xã Nghĩa Lộ, Báo Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá”. Đây là cơ hội để cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp cùng nhìn lại bức tranh kinh tế tiềm năng của tỉnh Yên Bái với những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.



Hội thảo "Phát triển bất động sản và hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá” vừa diễn ra tại thị xã Nghĩa Lộ do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Xây dựng tổ chức. Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng biên tập Báo Xây dựng  Nguyễn Anh Dũng nhấn mạnh: Khai thác những lợi thế về vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, những tiềm năng văn hóa của các dân tộc. Tất cả những yếu tố đó đang trở thành tiền đề thuận lợi để đưa Yên Bái trở thành một thị trường bất động sản sôi động trong thời gian tới. 

Tuy nhiên, mặt bằng chung, tỉnh Yên Bái vẫn còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng du lịch và các khu đô thị, các dự án bất động sản xứng tầm, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Hội thảo sẽ là dịp để các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về tình hình thu hút đầu tư và giải quyết các vấn đề khó khăn, thách thức về phát triển bất động sản và hạ tầng du lịch, nhằm tạo cơ hội và đột phá trong xây dựng thương hiệu bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái trên bản đồ tỉnh, thành Việt Nam và khu vực…

Những tín hiệu vui…

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định: Một trong những yếu tố quan trọng phát triển kinh tế - xã hội được tỉnh Yên Bái quan tâm và tập trung chỉ đạo là "lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng” theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong đó tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thành phố Yên Bái (trung tâm tỉnh lỵ) trở thành một thành phố đáng sống theo quan điểm, định hướng phát triển của tỉnh "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc” và là đầu tàu phát triển kinh tế của tỉnh. Thị xã Nghĩa Lộ là đô thị xã văn hóa và động lực phát triển kinh tế khu vực phía Tây của tỉnh. 

Về phát triển du lịch, Yên Bái là một tỉnh miền núi, với phong cảnh thiên nhiên đa dạng và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, như: Di tích Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, Di tích cách mạng Chiến khu Vần, Căng Đồn, Nghĩa Lộ… với trên 30 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc, văn hoá riêng là thế mạnh trong việc thu hút khách du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch mới mang tính khác biệt như: du lịch nghỉ dưỡng cấp cao, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái... 

Những lợi thế này đang được tỉnh Yên Bái cụ thể hóa trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà... và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. 

Trong thời gian qua, thị trường bất động sản tỉnh Yên Bái đã hình thành và đang đà phát triển; hạ tầng du lịch là nhu cầu quan trọng và đi trước một bước trong phát triển du lịch đã được rất nhiều các nhà đầu tư trong, ngoài nước quan tâm tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư. 

Vì vậy, tỉnh đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch làm cơ sở để phát triển thị trường bất động sản, xem đây là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phát triển quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 

Cũng đánh đánh giá về tiềm năng, lợi thế, cơ hội trong phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS cho rằng, Yên Bái hiện là địa phương đang chứng kiến những tín hiệu kinh tế lạc quan với nhiều cú hích về hạ tầng giao thông và thương hiệu điểm đến du lịch hấp dẫn. 

Đáng kể nhất là thống kê số liệu vốn đầu tư nước ngoài lên đến hơn 4 tỷ USD cùng sự xuất hiện của các doanh nghiệp giàu tiềm lực đang mở ra một tương lai đáng chờ đợi. Đặc biệt, con số về tăng trưởng lượng khách du lịch năm 2022 của tỉnh ấn tượng đạt gần 1,6 triệu khách, gấp 2 lần so với năm 2021. 

Với việc chú trọng đến hạ tầng giao thông, cao tốc, hạ tầng du lịch, nhà ở, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản với phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng đều được quan tâm. Điều này góp phần làm diện mạo địa phương thay đổi, nhiều khu đô thị đã được đầu tư bài bản, đồng bộ, tạo nên nét văn hoá mới về văn hoá sống, chất lượng sống, không gian sống cho người dân.


Các đại biểu tham luận và tọa đàm về hiện trạng kinh tế, tiềm năng, cơ hội thu hút đầu tư bất động sản và hạ tầng du lịch tại Yên Bái. 

Cải thiện môi trường đầu tư, tạo tiềm năng, bứt phá

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng theo các chuyên gia, Yên Bái vẫn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng du lịch và các khu đô thị, các dự án bất động sản xứng tầm; chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, có nguồn lực mạnh và kinh nghiệm; các nhà đầu tư kinh doanh hoạt động chuyên biệt về phân khúc ngách và kinh doanh dịch vụ đặc biệt chất lượng cao, thương hiệu mạnh, tôn vinh giá trị độc bản. 

Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản Hoàng Hải: Để thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, phát triển bất động sản và hạ tầng du lịch có bước đột phá, Yên Bái cần làm tốt công tác lập quy hoạch về xây dựng, đất đai. Thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, nhất là về hạ tầng giao thông; tập trung phát triển một số ngành chủ lực như du lịch, khai thác, phát triển dược liệu; tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân... 

Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm công khai minh bạch, công khai quy hoạch, danh mục tiến độ triển khai các dự án, tránh hiện tượng tung tin nhiễu loạn. 

Đồng thời, Yên Bái cần kiểm soát tốt tình hình thị trường bất động sản để đảm bảo thị trường phát triển ổn định, lành mạnh. Thách thức cạnh tranh trong thu hút đầu tư, cũng cần nghiên cứu cân nhắc việc không thu hút đầu tư bằng mọi giá mà phải cần bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn vùng sinh quyển đã được quy hoạch và công nhận, ổn định an sinh xã hội. Sàng lọc năng lực chủ đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án xử lý môi trường kém, có nguy cơ gây tụt hậu ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh. 

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thanh Chương cho rằng: Cần sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ về đầu tư, đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, gồm quy hoạch tỉnh, quy xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch chuyên ngành, làm cơ sở định hướng cho việc thu hút đầu tư hiệu quả và bền vững. 

Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của trung ương và của tỉnh, đảm bảo cho các nhà đầu tư được tiếp cận kịp thời, đầy đủ các chính sách trong quá trình triển khai các dự án đầu tư bất động sản và phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 

Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng…, đảm bảo kịp thời, chính xác, hiệu quả, trách nhiệm. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án. 

Theo ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản: Để giải quyết bài toán đối với doanh nghiệp bất động sản, các dự án bất động sản trong năm 2023 cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm của bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan. Cùng với đó, các địa phương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường.

Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư giúp làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường bất động sản.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều tham luận, ý kiến đóng góp về phát triển bất động sản và hạ tầng du lịch Yên Bái từ các chuyên gia bất động sản, du lịch, nhà quản lý, doanh nghiệp… Qua đó, cho thấy bức tranh toàn cảnh lợi thế, tiềm năng và cả những thách thức đặt ra để có tầm nhìn hoạch định chính sách, chiến lược phát triển hạ tầng du lịch, bất động sản tỉnh Yên Bái trong những năm tới. 

"Đến nay, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 599 dự án với tổng số vốn đăng ký 91.282 tỷ đồng và 382 triệu USD. Một số nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn APEC, Tập đoàn BB Group, Tập đoàn TH, Euro Window, Hoa Sen, Bảo Lai,... đã và đang nghiên cứu cơ hội đầu tư, triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của Yên Bái. Về đầu tư bất động sản và hạ tầng du lịch,  tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư (đấu giá, đấu thầu) 26 dự án bất động sản với tổng vốn đầu tư khoảng 13.443 tỷ đồng, trong đó 23 dự án khu đô thị, nhà ở với các sản phẩm chính là shophouse, biệt thự, nhà ở liền kề, đất nền... và hệ thống hạ tầng, tổng vốn đầu tư 13.137 tỷ đồng; 3 dự án bất động sản khác, tổng vốn đầu tư 306 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh cũng đã chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát cho 62 dự án phát triển hạ tầng đô thị, khu du lịch”.



Văn Thông - Quang Thiều

Tags chính sách doanh nghiệp Nghĩa Lộ bất động sản miền đất hứa Cơ hội bứt phá

Các tin khác
Sản phẩm Trà thảo mộc Quế Phát chiết xuất sản phẩm nước lau sàn tinh dầu quế được đông đảo người dân lựa chọn sử dụng.

Nhận thấy cây quế tại địa phương có tiềm năng dồi dào, chị Nguyễn Thị Kim Thoa - Giám đốc Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên đã dành thời gian và công sức nghiên cứu, học hỏi cách chế biến sâu các sản phẩm quế và mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng để đến nay đã đưa vào thị trường 5 sản phẩm OCOP từ quế.

Nhờ chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 69, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo cho thu nhập cao. Ảnh: Văn Tuấn

Thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, đến nay, Yên Bái giải ngân hỗ trợ được 28.828 triệu đồng43.944,29 triệu đồng, đạt 65,6% kế hoạch.

Nhà thầu tập trung thi công Dự án cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái.

Hết tháng 11, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Yên Bái mới đạt 54,3% kế hoạch. Kết quả này đòi hỏi các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án, sở, ngành liên quan cần có giải pháp tháo gỡ các nút thắt kìm hãm tiến độ giải ngân, bứt tốc để về đích theo kế hoạch.

Ảnh minh họa.

TS Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, vốn là "mạch máu" của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng giúp DN hồi phục và phát triển sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục