Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2023 | 7:47:30 AM

Để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ trình Thủ tướng, tiếp tục thực hiện chính sách giảm 30% tiền thuê đất năm 2023. Mức giảm này tương đương 2 năm gần đây.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2023. Ảnh minh hoạ
Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2023. Ảnh minh hoạ

Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định Thủ tướng về giảm tiền thuê đất, mặt nước năm 2023. Tại dự thảo này, Bộ Tài chính cho biết, nhiều ngành, lĩnh vực doanh nghiệp sử dụng đất hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn như: bất động sản, khai khoáng, nông nghiệp... Để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Bộ Tài chính trình Thủ tướng quyết định việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất.

Theo đó, mức giảm tiền thuê đất, mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, mặt nước của năm 2023. Trường hợp người thuê đang được giảm hoặc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định, mức giảm 30% này được tính trên số tiền thuê đất, mặt nước phải nộp sau khi đã giảm hoặc khấu trừ.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng 1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, năm nay sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về thuế, phí tương tự năm 2022 nhưng có điều chỉnh phù hợp thực tế.

Năm 2022, nhiều chính sách hỗ trợ tài khoá được thực hiện như: Giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8%; gia hạn tiền thuế phải nộp; giảm tiền thuê đất, mặt nước; giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu về mức sàn trong biểu khung thuế.

Riêng số tiền thuê đất của người dân, doanh nghiệp được giảm 30% khoảng 3.500 tỷ đồng. Số tiền giảm này đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từng bước sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch.

(Theo TPO)

Các tin khác

Nhắc đến vùng “đất Ngọc” Lục Yên, người ta thường nhớ đến mảnh đất nhiều đặc sản ẩm thực nức tiếng như: cam sành, khoai tím, cà giòn, vịt bầu, đặc biệt là đặc sản gà trống thiến ở các xã: Lâm Thượng, Khánh Thiện, Mai Sơn… thơm ngon nổi tiếng khắp vùng.

Bí thư Huyện ủy Yên Bình An Hoàng Linh (người thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công trình vi phạm xây dựng nhà trái phép trên đất rừng sản xuất tại thị trấn Yên Bình.

Với tinh thần "không có vùng cấm”, "không có ngoại lệ”, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, xây dựng lộ trình, thực hiện nghiêm các nội dung kết luận sau thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, huyện Yên Bình kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị có biểu hiện xuê xoa, né tránh, buông lỏng quản lý trong việc quản lý đất đai...

Mô hình chăn nuôi dê của hộ ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Yên Hợp, huyện Văn Yên.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025, huyện Văn Yên được giao tổng nguồn 203,976 tỷ đồng.Những dự án được triển khai trong năm 2022 đã góp phần động viên đồng bào DTTS ở các địa phương trong huyện tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới…

Khuôn viên trung tâm thị trấn Mù Cang Chải sắp được nâng cấp, hướng tới đô thị loại IV.

Huyện Mù Cang Chải đang trong giai đoạn “chuyển mình”, mở rộng khu trung tâm thị trấn nên có rất nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng. Do vậy, tổng diện tích đất cần giải phóng mặt bằng (GPMB) khá lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục