Hàng hoá Tết lên giá đẩy CPI tháng 1 tăng

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/1/2023 | 7:31:53 AM

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng do giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán.

CPI tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước.
CPI tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, CPI tháng 1 tăng 0,52% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 1/2023 tăng 4,89%.

So với tháng trước, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm hàng (bưu chính viễn thông) giữ giá ổn định.

Cụ thể, trong 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 1,39% (làm CPI chung tăng 0,13%). Tháng 1, giá xăng tăng 2,31%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,12% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng trong dịp Tết khiến giá rượu bia tăng 1,66%; thuốc hút tăng 0,71%; đồ uống không cồn tăng 0,49%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82% (tác động làm CPI chung tăng 0,27%). Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,7%, tập trung ở giá nhóm đồ trang sức, dịch vụ cắt tóc, gội đầu, dịch vụ chăm sóc cá nhân. Ngoài ra, tháng 1 là mùa cưới nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,7%. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng vào dịp cuối năm tăng kéo giá các mặt hàng này tăng 0,69%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62% do nhu cầu mua sắm quần áo dịp Tết Nguyên đán Quý Mão tăng.

Các nhóm tăng nhẹ là văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,42%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,36%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%.

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục, và giá gas giảm đã kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 1/2023. Đây là nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
(Theo TPO)

Các tin khác
Sản phẩm miến đao của Hợp tác xã Miến đao, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái được đóng gói, kiểm tra kỹ càng trước khi đưa ra thị trường.

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh luôn chủ động phối hợp thành lập các mô hình kinh tế tập thể theo CGT, hỗ trợ HVND xây dựng và quản lý nhãn hiệu nông sản, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Các chính sách và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được Hội triển khai đúng mục đích, đúng đối tượng đã phát huy hiệu quả, thông qua các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi.

Mô hình nuôi bò 3B của gia đình ông Nguyễn Văn Lợi ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Năm 2022, giá thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi đã tăng hơn 30% so với năm 2020 nhưng giá nhiều loại sản phẩm lại giảm. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Yên Bái vẫn có mức tăng trưởng khá.

Nhà thầu gấp rút thi công công trình cầu Giới Phiên. (Ảnh: Văn Tuấn)

Mục tiêu, nguyên tắc phân bổ vốn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, áp lực giải ngân năm 2023 rất lớn khi lượng vốn đầu tư tăng, cộng thêm phần vốn của năm 2022 chuyển sang. Làm thế nào để hoàn thành các mục tiêu đề ra, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đoàn Hữu Phung - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh về vấn đề này.

Nhu cầu mua sắm hàng hóa cho những ngày Tết tăng mạnh tại các hệ thống siêu thị lớn, nhỏ.

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), ngày 29/1, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng do giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục