Chính thức tăng khung giá bán lẻ điện

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/2/2023 | 2:28:16 PM

Chính phủ vừa ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm từ 220 - 538 đồng/kWh.

Chính phủ ban hành khung giá điện mới tăng hơn trước
Chính phủ ban hành khung giá điện mới tăng hơn trước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. Cụ thể, từ 3.2, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. 

So với mức khung giá bán lẻ điện được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng và giá tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Quyết định cũng nêu rõ, khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

Năm vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước lỗ khoảng 31.000 tỉ đồng và mới đây đã đề xuất tăng giá bán lẻ điện. Bộ Công thương cho biết đang rà soát và sẽ có lộ trình tăng hợp lý. Đến nay, trong các báo cáo, đề xuất của Bộ Công thương và cả EVN chưa nêu tỷ lệ sẽ tăng giá điện lên bao nhiêu.

Làm việc với Bộ Công thương trong tuần qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý cần sớm ban hành cơ chế bán điện trực tiếp. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, giá điện của nước ta không thể giống nước phát triển, giá quá cao thì người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế không chịu được. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Công thương phải "suy nghĩ thấu đáo" vấn đề này theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn và rủi ro chia sẻ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân...

(Theo TNO)

Các tin khác
Tự ý tách dự án khỏi danh mục được duyệt, Cục Đường bộ bị yêu cầu rút kinh nghiệm và báo cáo lại.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê bình Cục Đường bộ Việt Nam về việc tự ý chia nhỏ gói thầu sửa cầu trên đường Hồ Chí Minh khi chưa báo cáo bộ. Việc chia gói thầu không xin phép của Cục Đường bộ bị đánh giá là trái quy định của Luật Đấu thầu.

Vườn ươm quế giống của gia đình bà Phạm Thị Dịu, thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Năm 2023 huyện phấn đấu hoàn thành việc cấp chứng chỉ 3.000 ha rừng FSC và đặt ra kế hoạch trồng 3.100 ha rừng trong vụ xuân.

Công nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.

Cán bộ xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cùng người dân kiểm tra mạ trước khi xuống cấy.

Vụ xuân năm 2023, huyện Trạm Tấu có kế hoạch gieo cấy 1.572 ha lúa ruộng. Với cơ cấu giống lúa lai gồm: Nhị ưu 838, Thái xuyên 111, Phúc thái 168, TH 3-3, TH 3- 4, Thụy Hương 308, MHC2, Việt lại 20; Lúa thuần gồm: Hương chiêm, Séng cù, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, VNR20, VNR88, Dự hương 8; nếp 87, nếp địa phương…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục