Yên Bình tập trung khai thác lợi thế phát triển kinh tế rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/2/2023 | 1:44:17 PM

YênBái - Năm 2023 huyện phấn đấu hoàn thành việc cấp chứng chỉ 3.000 ha rừng FSC và đặt ra kế hoạch trồng 3.100 ha rừng trong vụ xuân.

Vườn ươm quế giống của gia đình bà Phạm Thị Dịu, thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.
Vườn ươm quế giống của gia đình bà Phạm Thị Dịu, thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình cho thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.


Những năm qua, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh, huyện và sản phẩm chủ lực là gỗ rừng trồng, quế. Hiện, xã đã triển khai cấp chứng chỉ FSC được trên 2.000 ha rừng; có Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Yên Bình, 4 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. 

Đồng thời, xã phối hợp với Công ty TNHH Hòa Phát thực hiện dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gỗ keo với diện tích 71,6 ha gồm 47 hộ tham gia. Để chủ động nguồn cây giống, xã tuyên truyền, vận động chủ hộ của 30 vườn ươm cây giống tiếp tục duy trì ươm keo lai, bạch đàn, quế… 

Bà Phạm Thị Dịu - Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) Trồng keo, thôn Hương Lý chia sẻ: "Được xã tuyên truyền, vận động tham gia THT tạo mối liên kết từ trồng, chăm sóc cây giống đến tiêu thụ, hàng năm, 30 hộ trong tổ đã ươm và xuất bán hàng triệu cây giống lâm nghiệp và mang lại nguồn thu ổn định”. Từ các mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp được mở rộng, đã nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2022 bình quân thu nhập đầu người của xã Đại Đồng đạt 47,6 triệu đồng/người.

Không chỉ ở Đại Đồng, xã Tân Nguyên cũng là địa phương có thế mạnh kinh tế lâm nghiệp. Năm 2022, địa phương này trồng mới 320 ha rừng, đưa diện tích rừng hiện có của xã lên 1.840,58 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên sản xuất 415,86 ha, rừng trồng hộ gia đình trên 1.424 ha, sản lượng khai thác gỗ rừng đạt 25.920 m3

Từ trồng rừng, bà con đã liên kết thành lập THT và hợp tác xã (HTX) thu mua, chế biến nguyên liệu ngay tại chỗ. Tiêu biểu như HTX Nông lâm nghiệp thủy sản Tân Hương với 7 thành viên tham gia trồng, thu mua và chế biến quế. 

Ông Lương Văn Tuyến - Giám đốc HTX cho hay: "Năm 2022, HTX đã bán được trên 50 tấn quế vỏ. Sau khi trừ mọi chi phí đã đem lại doanh thu trên 1 tỷ đồng cho các thành viên và tạo việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 5 - 8 triệu đồng/tháng”.  

Năm 2022, thực hiện kế hoạch cấp chứng chỉ FSC cho 3.500 ha rừng, trong năm, huyện ban hành quyết định kiện toàn ban đại diện cấp chứng chỉ rừng FSC cho các hộ, nhóm hộ trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2026. Đồng thời, cung cấp thông tin, số liệu, hiện trạng rừng cho Công ty TNHH Bureau veritas certification (Việt Nam). Đến tháng 10/2022, Công ty đã cấp chứng chỉ FSC gần 5.000 ha rừng trồng, với 3.590 hộ tham gia. 

Cũng trong năm qua, toàn huyện trồng mới trên 3.227 ha rừng, nâng độ tàn che phủ rừng của huyện đạt gần 55%. Qua đó, góp phần đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản địa phương và tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống nhân dân. 


Theo ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình, năm 2023 huyện phấn đấu hoàn thành việc cấp chứng chỉ 3.000 ha rừng FSC và đặt ra kế hoạch trồng 3.100 ha rừng trong vụ xuân. Trong đó, huyện yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm khuyến khích, vận động nhân dân tích cực tham gia trồng cây gắn với bảo vệ rừng. 

Hạt Kiểm lâm huyện xây dựng kế hoạch chi tiết lộ trình các bước quản lý rừng bền vững, phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể huyện, các xã, thị trấn chủ động phối hợp với các đơn vị cấp chứng chỉ rừng và làm tốt công tác tuyên truyền tới nhân dân về lợi ích của việc cấp chứng chỉ rừng FSC; đồng thời, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong nhân dân về phát triển kinh tế rừng. Do đó, sau Tết trồng cây, trong tháng 1/2023, toàn huyện đã trồng được 217 ha rừng chủ yếu là keo, quế, bạch đàn…

Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện Yên Bình có trên 20.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, gia tăng giá trị kinh tế từ rừng. Năm 2023, địa phương tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển ổn định các doanh nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản. Huyện sẽ có các giải pháp phù hợp cho từng xã nhằm đảm bảo việc mở rộng, duy trì diện tích rừng trồng, đưa kinh tế lâm nghiệp trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Huyền Trần

Tags Yên Bình Đại Đồng Tân Nguyên lợi thế phát triển kinh tế rừng

Các tin khác
Công nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu khẩn trương hoàn thành xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023.

Cán bộ xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cùng người dân kiểm tra mạ trước khi xuống cấy.

Vụ xuân năm 2023, huyện Trạm Tấu có kế hoạch gieo cấy 1.572 ha lúa ruộng. Với cơ cấu giống lúa lai gồm: Nhị ưu 838, Thái xuyên 111, Phúc thái 168, TH 3-3, TH 3- 4, Thụy Hương 308, MHC2, Việt lại 20; Lúa thuần gồm: Hương chiêm, Séng cù, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, VNR20, VNR88, Dự hương 8; nếp 87, nếp địa phương…

Cán bộ Chi cục Hải quan Yên Bái tập trung làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng xuất khẩu đầu năm 2023.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng năm 2022 công tác thu ngân sách (TNS) từ thuế xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn vượt kế hoạch được giao. Đã có nhiều giải pháp để đạt được kết quả này.

Lễ Ký cam kết trồng cây xanh đô thị năm 2023 giữa Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái với các xã, phường.

Phát huy lợi thế từ kinh tế đồi rừng, những năm qua, phong trào trồng cây lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái phát triển sâu rộng. Đặc biệt vào mỗi dịp đầu xuân, phong trào trồng cây gây rừng ở các xã, phường được tổ chức sôi nổi, tạo không khí thi đua sản xuất ngay từ những ngày đầu năm mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục