Văn Yên xanh những cánh rừng mùa xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/3/2023 | 7:29:27 AM

YênBái - Sau mỗi mùa xuân, Văn Yên lại có thêm những cánh rừng xanh, không chỉ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân địa phương. Đó là nhờ phong trào trồng rừng, nhất là trồng cây đầu xuân luôn được các cơ quan, đoàn thể, nhân dân trong huyện thường xuyên duy trì.

Nhân dân xã An Bình, huyện Văn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2023.
Nhân dân xã An Bình, huyện Văn Yên ra quân trồng rừng vụ xuân năm 2023.


Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình bà Lã Thị Bích Hợi, thôn Trung tâm, xã An Bình tập trung lên đồi trồng cây. Với gần 10 lao động, 2 ha đất đồi được trồng xong chỉ sau 2 ngày. "Từ cuối năm trước, sau khi thu hoạch sắn, gia đình tôi đã huy động nhân lực tham gia phát dọn thực bì, chuẩn bị đất để trồng quế vào đầu năm. Để cây trồng đảm bảo phát triển tốt, tôi chú trọng lựa chọn cây giống chất lượng với ít nhất 5 lá to, 3 lá kim và là giống quế bản địa. Trong quá trình trồng, được cán bộ chuyên môn hướng dẫn cách bỏ phân, cho thuốc phòng chống mối, dế cắn rễ nên cây trồng xuống đảm bảo tỷ lệ sống cao”. 

Theo ông Lâm Việt Đông - cán bộ địa chính xã An Bình, năm 2023, toàn xã phấn đấu hoàn thành 140 ha rừng trồng trong quý I. Vì thế, từ cuối năm trước, địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân phát dọn thực bì, chuẩn bị đất để bắt tay trồng rừng ngay trong vụ xuân. Đến nay, toàn xã đã trồng được 135 ha, chủ yếu là quế và các cây lâm nghiệp khác. 

Cùng với xã An Bình, phong trào trồng rừng vụ xuân gắn với phát triển kinh tế đã lan tỏa rộng khắp đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ông Triệu Đình Khôi - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hợp cho biết: ngay sau khi nhận được kế hoạch giao của huyện, UBND xã đã họp và phân công cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo xã triển khai và giao chỉ tiêu cho từng thôn, tranh thủ thời tiết thuận lợi của vụ xuân để trồng cây. 

Trước đó, từ cuối năm 2022 xã đã rà soát đến từng thôn, hộ những diện tích đã khai thác; qua đó, vận động nhân dân mua cây giống bảo đảm chất lượng để khi vụ xuân đến là tranh thủ thời gian cho việc trồng cây. Đến nay, xã đã hoàn thành trồng 350 ha rừng, đạt 100% kế hoạch; trong đó, cây lâm nghiệp khác 20 ha, còn lại là cây quế. 

Theo thống kê, huyện Văn Yên hiện có trên 93.000 ha rừng, được coi là thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Vì vậy, công tác phát triển rừng những năm qua trên địa bàn huyện luôn gắn với các cây trồng có thế mạnh về kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân như: quế, tre măng Bát độ, keo, bồ đề... Trong năm 2023, huyện phấn đấu trồng mới 3.065 ha rừng; trong đó, có 2.615 ha quế. 


Để trồng rừng đạt kết quả cao, huyện Văn Yên tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa sâu sắc của việc trồng rừng và bảo vệ rừng; từ đó, mỗi hộ, mỗi người dân đều tự nguyện và tích cực tham gia trồng và bảo vệ rừng. 

Ông Lê Văn Quyền - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: "Những năm qua, huyện tăng cường chỉ đạo trồng rừng sản xuất theo hướng khai thác đến đâu, trồng mới đến đó; kết hợp trồng rừng với khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng. Đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng làm tốt công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tài nguyên rừng. Nhờ đó, việc giao kế hoạch trồng rừng hàng năm luôn sát với thực tế. Dự kiến đến hết tháng 3/2023, huyện Văn Yên sẽ trồng được 3.130,7 ha, bằng 104,4% kế hoạch”. 

Thời gian tới, để diện tích rừng đã trồng sinh trưởng, phát triển tốt, huyện Văn Yên tiếp tục chỉ đạo các cơ quan nông nghiệp, địa phương tăng cường phối hợp, tuyên truyền, vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lâm nghiệp để lứa cây trồng phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hùng Cường

Tags Văn Yên xanh cánh rừng mùa xuân trồng rừng

Các tin khác
Qua khảo sát, các doanh nghiệp đánh giá việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chỉ số tiếp cận đất đai (TCĐĐ) là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương, thể hiện sự minh bạch các thông tin liên quan đến đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp (DN) khi thực hiện các thủ tục về đất đai trong quá trình thực hiện dự án, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Bộ Công Thương nhận định sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023

Bộ Công Thương nhận định xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2023 sẽ nhiều thuận lợi, dự báo kim ngạch đạt từ 6,5 - 7 triệu tấn.

Cán bộ khuyến nông huyện Lục Yên hướng dẫn nông dân cách phân loại sâu bệnh gây hại trên lúa xuân.

Hiện tại, gần 3.400ha lúa xuân của huyện Lục Yên dang sinh trưởng và phát triển tốt, các trà lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ. Phấn đấu giành vụ xuân đạt năng suất cao, nông dân các địa phương đang tập trung chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh cho lúa.

Nông dân Yên Bái thu hái chè bằng máy.

Những ngày này, các doanh nghiệp (DN), nông dân Yên Bái đang tích cực đầu tư chăm sóc để có những lứa búp đầu tiên cho chế biến. Cùng đó, DN, thương lái tất bật tìm kiếm thị trường, ký kết, thương thảo những đơn hàng đầu năm; đồng thời, đầu tư, bảo dưỡng máy móc chuẩn bị chu đáo cho một năm SXKD giành thắng lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục