Thiếu nước sạch ở vùng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/3/2023 | 7:30:19 AM

YênBái - Hiện cả nước vẫn còn 34% dân số, chủ yếu là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa đang phải sử dụng nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đáng chú ý, nhiều địa phương đã từng được đầu tư các công trình cấp nước sạch, nhưng chỉ sau 1 thời gian ngắn, nhiều công trình đã xuống cấp không sử dụng được.

Hứng từng giọt nước, hơn 1 ngày trời, chị Bờ La ở xã Khao Mang (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) mới có được nửa xô nước để dùng cho sinh hoạt gia đình.

Thường thì 5-6 hộ như hộ gia đình anh Sử ở bản Trống Gầu Bua, xã Hồ Bốn chung nhau 1 đường ống nước tự chảy do các hộ dân tự lắp đặt, lúc có nước, lúc không.

Trên thực tế, tỉnh Yên Bái có 349 công trình cấp nước sạch tập trung từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên, đa số các công trình đã hoạt động trong hàng chục năm, 57 công trình đã hết khấu hao, dừng hoạt động hoặc hư hỏng, xuống cấp nhưng không có cơ chế, nguồn thu để bảo trì, vận hành.



Những khó khăn trong việc cung cấp nước sạch ở vùng cao Yên Bái cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trên cả nước. Việc đầu tư các nguồn lực với sự tham gia của chính quyền và cộng đồng địa phương có ý nghĩa quyết định, đảm bảo các điều kiện cung cấp nước sạch cho người dân.

(Theo VTV)

Các tin khác

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025.

Trong 2 năm, thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 69/2020/NQ và Nghị quyết số 05/2022/NQ của HĐND tỉnh đã hỗ trợ được 4 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm gà đồi thương phẩm với tổng quy mô chăn nuôi trên 216.500 con gia cầm.  Trong ảnh: Mô hình chăn nuôi gà tại xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Việc thực hiện Nghị quyết 69/2020/NQ-HĐND, ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh Yên Bái khóa XVIII (Nghị quyết 69) đã hỗ trợ phát triển chăn nuôi, góp phần rất lớn trong việc tăng đầu đàn, tăng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và giá trị ngành chăn nuôi nói riêng; kịp thời giúp các hộ dân phần nào giải quyết được khó khăn về vốn đầu tư ban đầu cho phát triển sản xuất.

Cơ sở nuôi cá tầm mới đầu tư xây dựng của anh Nguyễn Đình Huyền ở thôn Bản Nả, xã Việt Hồng.

Xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nghề nuôi cá nước lạnh. Tận dụng tiềm năng sẵn có, vài năm gần đây, một số hộ đã phát triển các mô hình nuôi cá tầm và bước đầu đạt những thành công.

Bà Đinh Thị Thúy Vân - Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Quế Văn Yên (bên phải) tại cửa hàng quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm của HTX.

Đến với tỉnh Yên Bái, du khách bốn phương sẽ bắt gặp biểu tượng logo Quế Văn Yên ở khắp mọi nơi. Cây quế không chỉ giúp người dân Văn Yên xóa đói, giảm nghèo bền vững, làm giàu, mà còn là "biểu tượng" kinh tế, văn hóa của tỉnh Yên Bái nói chung, của huyện Văn Yên nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục