Huy động nguồn lực để sớm cải tạo, nâng cấp quốc lộ 70

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/4/2023 | 9:53:42 AM

YênBái - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thống nhất với kiến nghị của cử tri về nhu cầu đầu tư, nâng cấp quốc lộ 70.

Bộ Giao thông vận tải thống nhất với kiến nghị nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 70.
Bộ Giao thông vận tải thống nhất với kiến nghị nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 70.

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về việc đầu tư nâng cấp, mở rộng mặt đường trên tuyến quốc lộ 70 để các phương tiện tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn.

Theo Bộ GTVT, quốc lộ 70 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng trung du, miền núi Bắc Bộ nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng. Vì vậy, Bộ GTVT đã đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 1454 ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, tuyến quốc lộ 70 được quy hoạch với chiều dài khoảng 200km (đoạn qua tỉnh Yên Bái có chiều dài khoảng 85km, quy mô cấp IV, 2 - 4 làn xe).

Bộ thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về nhu cầu đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 70 nhằm phát huy hiệu quả tuyến đường.

Tuy nhiên, do kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ được Quốc hội thông qua rất hạn hẹp, tập trung chủ yếu cho các dự án động lực quan trọng, cấp bách theo các nguyên tắc, tiêu chí của Quốc hội, Chính phủ nên chưa thể cân đối bố trí cho tuyến quốc lộ này.

Đối với nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã cân đối được khoảng 1.810 tỉ đồng để hoàn thành 3 dự án đang đầu tư, chuyển tiếp từ giai đoạn trước (Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc; quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương - TP. Yên Bái; quốc lộ 37 đoạn Km280 - Km340) và dự kiến khởi công mới dự án tuyến nối Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Bộ GTVT nhận thấy việc đầu tư quốc lộ 70 là cần thiết, hiện đã có trong Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhưng do khó khăn trong cân đối nguồn lực như báo cáo nêu trên nên chưa thể cân đối được nguồn vốn để thực hiện. 

Do đó sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để sớm cải tạo, nâng cấp tuyến đường.

Trong khi chưa có điều kiện triển khai dự án mới, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch bảo trì, sửa chữa tuyến đường để đảm bảo điều kiện đi lại, vận tải thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

(Theo LĐO)

Các tin khác

Tháo gỡ vướng mắc cho các dự án xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10-4-2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Người dân xã Xà Hồ chăm sóc khoai sọ nương.

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, được triển khai trên địa bàn huyện Trạm Tấu với 8 dự án, 7 tiểu dự án, 4 nội dung.

Mô hình nuôi cá của gia đình ông Bùi Tường Vi ở thôn Lao Động.

Hiện trung bình mỗi năm, người dân Vân Hội nuôi và xuất ra thị trường khoảng 250 tấn cá các loại, thu về hơn 12 tỷ đồng, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người trong xã lên trên 50 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,77%. Tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước mặt nước lớn, nuôi cá đã trở thành nghề phát triển kinh tế của hàng trăm hộ dân ở xã Vân Hội, huyện Trấn Yên.

Hiện huyện Lục Yên đã hỗ trợ đưa 13 sản phẩm đạt OCOP và 5 sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục