Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 về các dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/4/2023 | 10:53:13 AM

Sáng 12/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 5 Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, Nhà nước bố trí 400 ngàn tỷ đồng cho phát triển giao thông. Đây là khối lượng công việc rất lớn. Các công trình, dự án được phân bổ rộng khắp từ Nam tới Bắc, với các dự án giao thông trục Bắc - Nam, Đông - Tây và kết nối 6 vùng kinh tế - xã hội. Do đó, Ban Chỉ đạo phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.


Theo Thủ tướng, tình hình thế giới diễn biến nhanh, khó lường, khó dự báo. Các định chế tài chính thế giới sụt giảm so với dự báo, do cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, sau đại dịch COVID-19 các nền kinh tế gặp khó khăn. "Sức khỏe" của các doanh nghiệp suy giảm. Các giao dịch, chuỗi cung ứng đứt gẫy cần có độ trễ để khôi phục. Một số ngân hàng lớn trên thế giới sụp đổ…

Do đó, nhiều thị trường quan trọng của Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu thu hẹp. Các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng. Trung Quốc mở cửa, tăng sức cạnh tranh hàng hóa với Việt Nam. Trong khi, độ mở của nền kinh tế lớn, động lực về xuất khẩu khó khăn, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung. Nhiều địa phương tăng trưởng kinh tế chậm do tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn chưa khôi phục. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn đang được tập trung giải quyết. Các vấn đề tồn đọng như 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả đã khắc phục, xử lý được 8 dự án, còn 4 dự án vẫn đang phải tiếp tục xử lý…

"Chúng ta vừa phải chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài, vừa chống đỡ, khắc phục những khó khăn, vấn đề nội tại, vừa phải phòng, chống tham nhũng; song nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách đều dưới mức cho phép”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ phân tích, trong 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu,  xuất khẩu phụ thuộc nhiều bởi thị trường bên ngoài. Do đó, cùng với tiếp tục tìm kiếm thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để khắc phục, chúng ta phải kích cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy đầu tư công. Thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư công là 2/3 động lực mà chúng ta chủ động được, không phụ thuộc nhiều từ bên ngoài.

Để thúc đẩy đầu tư công, các bộ, ngành phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sớm phê duyệt các dự án; giải phóng mặt bằng phải tích cực; tổ chức thi công khẩn trương; cấp phép mỏ, cung cấp đủ nguyên vật liệu xây dựng cho các nhà thầu. Thông qua đầu tư công để đưa nguồn vốn vào nền kinh tế; tạo việc làm, sinh kế cho người dân; kích hoạt các hoạt động kinh tế, thúc đẩy phát triển. Trong đầu tư công, đầu tư phát triển giao thông chiếm tỷ trọng lớn, cùng với các ý nghĩa kể trên, tạo không gian phát triển mới.

"Nhà nước đã bố trí vốn; có các cơ chế, chính sách; quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; vấn đề thúc đẩy các công trình, dự án nằm ở khâu tổ chức thực hiện”, Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nêu cao tinh thần, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, gương mẫu, tích cực, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; chống tiêu cực, tham nhũng…trong thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải. Các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ với nhau để tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy thực hiện các dự án.

(Theo VOV)

Các tin khác

Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 được kỳ vọng sẽ giải quyết những tồn tại, hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM theo hướng cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Chế biến măng xuất khẩu hiện là thế mạnh kinh tế của tỉnh.

Trên đà tăng trưởng bền vững của năm 2022, nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu của Yên Bái tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương ngay từ quý I. Điều này tiếp tục mở ra triển vọng lạc quan cho năm 2023 với những mục tiêu cao hơn…

Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và huyện Văn Yên thăm quan gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của Văn Yên.

Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giải pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI phát biểu tại buổi lễ công bố ngày 11/04/2023.

Các vấn đề môi trường vô cùng quan trọng giống như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục