Mù Cang Chải nỗ lực nối gần bản xa

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/4/2023 | 11:04:04 AM

YênBái - Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) do địa hình, phân bố dân cư, tỷ lệ hộ nghèo cao, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu... Tuy nhiên, vượt lên tất cả, phong trào phát triển GTNT trên địa bàn huyện vẫn diễn ra rất sôi nổi.

Nhân dân huyện Mù Cang Chải chung sức bê tông hóa đường giao thông nông thôn.
Nhân dân huyện Mù Cang Chải chung sức bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong công tác phát triển đường giao thông nông thôn (GTNT) như: địa hình đồi núi cao, chia cắt, độ dốc lớn, dân cư phân bố không dàn trải, tỷ lệ hộ nghèo cao, việc vận chuyển nguyên vật liệu để thi công các công trình gặp nhiều khó khăn khiến chi phí xây dựng tăng cao... 

Tuy nhiên, vượt trên tất cả, phong trào phát triển GTNT trên địa bàn huyện vẫn diễn ra rất sôi nổi, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, chung sức thực hiện. 

Riêng năm 2022, toàn huyện huy động mọi nguồn lực, đầu tư 79 tỷ đồng để bê tông hóa 22,35 km đường tiêu chuẩn, 65 km đường đặc thù (đường nội bản, ngõ xóm, nội đồng được bê tông hóa với chiều rộng nền đường từ 1,2 đến dưới 2 m), mở mới 43,3 km đường đất. 

Nhờ đó, huyện đã có 358,4/898,7 km đường được kiên cố bằng bê tông nhựa, đá dăm, bê tông xi măng và cấp phối, chiếm 40%; 100% đường giao thông đến trung tâm các xã, thị trấn đều được cứng hóa đảm bảo thông suốt. Các bản cũng đã có đường giao thông đến trung tâm xã hoặc kết nối với quốc lộ 32 và ngày càng có nhiều tuyến đường liên bản, nội bản, ngõ xóm được bê tông hóa, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. 

Anh Vừ A Gừ ở bản Háng Đề Chu, xã Hồ Bốn chia sẻ: "Hơn 4 năm trước, chúng tôi đi lại khá khó khăn, nhất là vào mùa mưa đường trơn trượt, lầy lội, xe máy rất khó di chuyển. Giờ đây, được Nhà nước đầu tư đường bê tông rộng đến 3m, đi lại, giao thương, buôn bán đều thuận tiện hơn rất nhiều, lũ trẻ đi học được đảm bảo an toàn. Bản thân tôi có thể đi về trong ngày chở nông sản đến chợ huyện Than Uyên (Lai Châu) bán, từ đó có tiền cho con cái ăn học và cải thiện cuộc sống gia đình".

Đường mở đến đâu, diện mạo nông thôn đổi thay đến đó. Bởi vậy, bên cạnh việc tranh thủ cơ chế hỗ trợ từ Đề án phát triển GTNT, huyện Mù Cang Chải còn đặc biệt quan tâm bê tông đường đặc thù bằng cách hỗ trợ 1 phần xi măng cho các xã. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, ban phát triển bản của các xã cùng với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phụ trách, giúp đỡ xã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả để tổ chức huy động các vật liệu: xi măng, cát, đá, sỏi và nhân công để tổ chức thi công. 

Ông Giàng A Dình - Chủ tịch UBND xã Khao Mang cho biết: "Xã đã chủ động tìm, kết nối các nguồn xã hội hóa để có thể hỗ trợ định mức 35 tấn xi măng/km cho các bản đăng ký bê tông đường đặc thù. Đồng thời, xã tích cực thực hiện "Ngày cuối tuần cùng dân” gắn với phong trào làm đường GTNT; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy được lợi ích, hiệu quả; từ đó, tích cực hiến đất, công, kinh phí để thực hiện các công trình. Nhờ đó, năm 2022, xã đã bê tông hóa 5 km đường đặc thù; trong đó, huyện hỗ trợ 40 tấn xi măng, nâng tổng số ki - lô - mét đường đã được cứng hóa toàn xã lên 31,3 km”.

Tiếp tục nỗ lực nối gần những bản xa, phục vụ nhu cầu thiết thực của nhân dân, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng kế hoạch phát triển GTNT giai đoạn 2021 - 2025 một cách chi tiết, cụ thể cho từng năm. Trên cơ sở đó có kế hoạch huy động, phân bổ các nguồn vốn cho phù hợp, hiệu quả. 

Theo đó, huyện dự kiến thực hiện bê tông hóa 345 km đường liên xã, liên bản theo tiêu chuẩn với bề rộng mặt đường từ 3 m trở lên, làm khoảng 200 km đường đặc thù, mở mới và mở rộng 72,2 km đường đất có bề rộng nền đường tối thiểu 3,5 m... ; phấn đấu thực hiện cơ bản các tuyến đường GTNT từ xã đi các bản, đường liên xã, liên bản, đường ngõ xóm, nội đồng được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng.

Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải nỗ lực bản xa

Các tin khác
Đồng chí Giàng A Thào - Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình số 135 của Tỉnh ủy tại xã Xà Hồ.

Thực hiện Chương trình hành động 135 của Tỉnh ủy Yên Bái về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023, Huyện ủy Trạm Tấu đã xây dựng Kế hoạch số 106-KH/HU ngày 16/12/2022 đề ra 44 chỉ tiêu trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện trong năm 2023.

Người dân huyện Mù Cang Chải tìm hiểu phương thức xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp tới đông đảo cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng nông thôn mới.

Công nhân Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn tạo hình sản phẩm. (Ảnh: T.L)

Thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (SXCN) trên địa bàn tỉnh đang tập trung thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD), quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch ngay từ đầu của năm 2023. Khí thế lao động, sản xuất cho thấy, các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Ngày 20/1/2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Tỉnh uỷ Yên Bái về phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới mới bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết được cụ thể hóa và thực hiện quyết liệt theo hướng gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác thay vì tăng sản lượng như trước đã thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục