Cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/4/2023 | 2:31:57 PM

Ngày 24-4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 2547/CĐ-BNN-TCLN về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Vụ cháy rừng do người dân trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đốt nương làm rẫy.
Vụ cháy rừng do người dân trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đốt nương làm rẫy.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là tại các tỉnh khu vực Tây Bắc Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nguy cơ cháy rừng rất cao, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy rừng cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm). 

Thời gian vừa qua, cháy rừng đã xảy ra tại một số địa phương: Lâm Đồng, Kom Tum, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... gây thiệt hại về rừng, môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới, tình trạng nắng nóng, khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy rừng gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị, chủ rừng; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ” trong phòng cháy, chữa cháy rừng. Các địa phương, đơn vị phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao. Đồng thời, kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn.

Các tỉnh, thành phố có phương án sơ tán, di chuyển người dân, tài sản của nhân dân và của Nhà nước ra khỏi khu vực nguy hiểm khi cháy rừng có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của người dân và tài sản của nhân dân và của Nhà nước.

Các địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy. Tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa và những hành vi dùng lửa khác có nguy cơ gây cháy rừng trong thời kỳ cao điểm về cháy rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, các địa phương điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử: kiemlam.org.vn.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Thế Phước - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tham gia trồng dâu cùng người dân.

Huyện ủy Trấn Yên vừa tổ chức chương trình "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp" tại xã Minh Quân. Đồng chí Nguyễn Thế Phước – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ trung ương đã tham dự.

Dịch cúm gia cầm đang bùng phát nặng nề tại Mỹ

Một chủng cúm gia cầm mới H5N1 đang lan rộng khắp nước Mỹ, giết chết hơn 58 triệu con gia cầm. Theo nhà khoa học, biến thể này đang "xóa sổ một số lượng gia cầm lớn chưa từng thấy trước đây".

Mô hình chăn nuôi lợn lai lợn rừng của ông Thào A Phổng, bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Là huyện vùng cao, Mù Cang Chải có trên 90% dân số là đồng bào Mông, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu nên những năm trước đây, giá trị kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

Du khách quốc tế trải nghiệm quy trình sản xuất, chế biến chè Shan tuyết Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Thời gian qua, huyện Văn Chấn tập trung quy hoạch, phát triển các cây trồng chủ lực: chè, cây ăn quả có múi, rau màu... nhằm chủ trương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục