Bừng dậy Đông Hồ

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - May mắn được theo chân các đoàn khảo sát cho mở tuyến đường Đông hồ Thác Bà (Yên Bình) những ngày đầu cách đây gần 10 năm về trước, tôi là người thấu hiểu và đồng cảm với cuộc sống lam lũ của người dân nơi đây. Cũng bằng ấy năm mới trở lại, đi trên con đường nhựa êm thuận uốn lượn như dải lụa mềm về các xã vùng Đông hồ, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở vùng đất này. Nhờ có con đường cuộc sống của người dân các xã vùng Đông hồ đang bừng lên sắc mới.

Những con đường rộng mở, thúc đẩy kinh tế - -xã hội và làm thay đổi bộ mặt nông thôn Yên Bái ngày càng đổi mới.
(Ảnh: Ngọc Đồng)
Những con đường rộng mở, thúc đẩy kinh tế - -xã hội và làm thay đổi bộ mặt nông thôn Yên Bái ngày càng đổi mới. (Ảnh: Ngọc Đồng)

Từ Tích Cốc...

 

Đi thuyền, ngắm cảnh tĩnh lặng của đập thuỷ lợi Khe Hoài mới được đầu tư xây dựng chủ động thêm nước tưới cho 30 ha lúa 2 vụ, Bí thư Đảng uỷ người Dao xã Tích Cốc Nguyễn Đức Tăng vui vẻ: “Kể từ ngày có đường giao thông thuận lợi cuộc sống người dân ở đây đã thay đổi nhiều lắm. Nhưng cũng kể từ đó, Đảng bộ xã luôn phải trăn trở làm sao để làm ra hàng hóa với khối lượng lớn, đem lại thu nhập cao cho người dân? Không thể chỉ trông vào cây lúa, trong khi diện tích tự nhiên của xã có tới trên 1.500 ha thì ruộng nước chỉ có hơn 100 ha còn lại tới trên 1.212 ha là đất lâm nghiệp. Hướng nhân dân vào phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, phá thế độc canh nhằm tạo ra bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế đã được Đảng bộ Tích Cốc xác định. Cùng với giao bảo vệ diện tích đất rừng tự nhiên, đất trống, đồi trọc xã giao cho dân phát triển rừng kinh tế”.

 

Cây keo lai đã lên xanh tốt trên đất đồi Tích Cốc vốn trước đây chỉ để hoang hoá. Nhiều hộ trong xã đã có diện tích đồi rừng lớn hứa hẹn cho thu nhập cao. Một số gia đình có thể thu nhập khoảng 60 đến 70 triệu đồng từ rừng. Chỉ tay về phía đàn bò đang gặm cỏ dưới chân đồi keo anh Tăng nói với tôi: “Cùng với vận động nhân dân tích cực nuôi trâu bò theo mô hình chăn thả, cây cỏ voi cũng được vận động phát triển để chăn nuôi bò theo mô hình bán công nghiệp, thông qua dự án cho vay hộ nghèo và cựu chiến binh đứng ra thế chấp. Hiện nay tổng đàn bò của xã đang có tới 250 con và 450 con trâu. Toàn xã có khoảng 40 đến 50 hộ nuôi từ 5 đến 7 con trâu bò”.

Cây bưởi Đại Minh được nhân dân đưa vào trồng, đang mang lại thu nhập cho không ít hộ dân. Nhiều nhà buôn ở ngã ba Cát Lem thuận đường đặt tiền mua bưởi ngay tại vườn của bà con.

 

...đến Ngọc Chấn

 

Đường Đông hồ nối liền các xã Xuân Long, Ngọc Chấn với trung tâm huyện Yên Bình, huyện Lục Yên và một số ít địa phương của tỉnh Tuyên Quang, lại thêm điện lưới về cuộc sống người dân đã khác xưa nhiều! Vẫn đất cũ - người xưa, cách đây dăm năm tỷ lệ đói nghèo ở khu vực này chiếm tới gần 100% thì hôm nay đói nghèo lam lũ đã lùi vào dĩ vãng. Đường nhựa vào xã rộn tiếng xe qua. Đêm về các thôn bản điện sáng thay sao, sóng phát thanh truyền hình về từng thôn bản. Trường học, trạm y tế được kiên cố hóa. Cả xã Ngọc Chấn có 5 thôn thì 4 thôn đạt tiêu chí làng văn hóa. Cụ Nông Đình Xuân ở thôn Khuẩy Hốc xúc động: “Có con đường đi đâu cũng tiện; trạm xá gần nhà đỡ phải đi khám chữa bệnh xa. Có điện, có ti vi dân có thêm nhiều kiến thức áp dụng vào sản xuất. Dân mình ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm!”.

 

Ngọc Chấn có thế mạnh đồi rừng với trên 2.800 ha, hiện được quản lý chặt chẽ, việc giao đất, giao rừng làm đồi đất xanh trở lại. Năm qua, Ngọc Chấn trồng thêm được 130 ha rừng kinh tế, nhiều hộ đã có thu nhập gần trăm triệu đồng từ rừng. Cùng với nuôi thuỷ sản, chăn nuôi đại gia súc phát triển. Đàn trâu, bò, dê tăng nhanh cùng với đàn hươu, đàn nai trở thành các mặt hàng đắt giá trên thị trường. Những trang trại phát triển theo mô hình vườn - rừng, ao, chuồng thu hút nhiều lao động đem lại thu nhập trên trăm triệu đồng đã xuất hiện. Anh Nông Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã không khỏi vui mừng: “Ngọc Chấn đã chấm dứt cảnh đói triền miên; 100% số hộ có ti vi, đài cát sét, 75% có máy tuốt lúa, xay xát, công nông, thuyền máy; sức lao động đã phần nào được giải phóng. Hai năm gần đây, con em trong xã đã có mặt tại các trường đại học Sư phạm, Y khoa, Công nghiệp. Từ nguồn đầu tư của Chương trình 135 và nhân dân đóng góp, năm qua xã đã kiên cố được 3.000 m mương ở thôn Nà Hẻo cung cấp nước tưới 2 vụ cho 140 ha ruộng. Tới đây Ngọc Chấn sẽ hoàn thành con đường ven hồ, nối liền 3 xã Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Xuân Long dài 5 km nằm trong khu trung tâm du lịch hồ Thác Bà trị giá trên 2 tỷ đồng. Con đường rộng 5 m dài 7 km ra tận làng Ven trị giá trên 500 triệu đồng cũng được đầu tư. Chỉ 5 năm nữa thôi, Ngọc Chấn sẽ còn khác xa hôm nay rất nhiều!”.

 

Đi trên con đường bằng phẳng, qua các xã đang ngày ngày thay da đổi thịt. Nào Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Cảm Nhân... tới các xã khó khăn Tích Cốc, Ngọc Chấn, tôi gặp những đoàn xe tấp nập chở gỗ nguyên liệu giấy về xuôi, đưa sắn vào nhà máy. Ruộng đồng đang dậy lên màu mạ mới. Đây đó những đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ bên rừng cây xanh ngắt. Trong tôi trào dâng một cảm nhận… nhờ có huyết mạch này, cả một vùng Đông hồ rộng lớn đang hừng hực sinh sôi.

 

Đào Minh

Các tin khác
Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.

12.300 lượng vàng miếng SJC đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đấu thầu bán thành công.

Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng 16/5, có 11 thành viên trúng thầu với tổng khối lượng 12.300 lượng vàng.

Khách hàng sẽ được gia hạn nợ đến hết năm nay.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng lần thứ 7. Ảnh minh họa.

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục