Kiểm lâm Văn Chấn góp phần tô thắm màu xanh quê hương

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2023 | 4:43:57 PM

YênBái - 50 năm vượt núi, băng rừng, đối mặt với bao khó khăn, vất vả để bảo vệ và tô thắm thêm màu xanh quê hương, phần thưởng cao quý nhất cho người cán bộ kiểm lâm là môi trường được trong lành, tiềm năng, lợi thế của kinh tế lâm nghiệp được phát huy, để đồng bào Mông, Dao, Tày, Thái… chuyển từ đốt nương, chặt gỗ, phá rừng sang bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng một cách bền vững.

Nhờ làm tốt công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nên những cánh rừng ở Văn Chấn luôn xanh tươi.
Nhờ làm tốt công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nên những cánh rừng ở Văn Chấn luôn xanh tươi.

"Em đến với rừng, đâu chỉ vì rừng xanh thơm hương/ Em đến với rừng, vì tình yêu màu xanh quê hương/ Em đến với rừng, đâu chỉ vì rừng mờ trong sương/ Em đến với rừng, bởi rừng xanh yêu thương…" - anh Tạ Quang Đoàn, người cựu cán bộ kiểm lâm và cán bộ kiểm lâm trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Hà cùng hòa chung lời ca trong bài hát "Rừng xanh yêu thương” khi đi dưới tán những cây cổ thụ trên đỉnh Tập Lăng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn. 

Chất giọng mộc mạc, chân thành, âm lượng vừa phải nhưng có sức cuốn hút đến kỳ lạ. Có lẽ ca từ của bài hát đã mang đậm tình yêu thương của con người với rừng xanh trong khung cảnh đại ngàn với nhưng thân già cổ thụ được tô điểm bởi những đóa hoa tươi sắc, trẻ trung. Càng đặc biệt hơn khi cả nước kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hò Chí Minh vĩ đại, thế hệ cán bộ lực lượng kiểm lâm nhân dân vui mừng kỳ niệm 50 năm Ngày truyền thống của mình.

Cách đây 50 năm, ngày 21/5/1973, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 101-CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm lâm nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Từ đó, ngày 21 tháng 5 hàng năm được lấy làm Ngày truyền thống của lực lượng kiểm lâm Việt Nam. 

Cùng với hệ thống kiểm lâm trong cả nước, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Chấn đã ra đời thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, mang lại màu xanh yêu thương, no ấm cho cho đồng bào các dân tộc huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rộng lớn này.
Văn Chấn là huyện cửa ngõ phía Tây của tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên 112.910 ha, trong đó quy hoạch cho lâm nghiệp là 75.600 ha, phân bố trên địa bàn 24 xã, thị trấn; diện tích có rừng 66.200 ha, gồm: quy hoạch rừng phòng hộ 16.470 ha (có rừng tự nhiên 15.550 ha; có rừng trồng 290 ha; chưa có rừng 630 ha); quy hoạch rừng sản xuất 59.130 ha (có rừng tự nhiên 28.180 ha; có rừng trồng 22.190 ha; chưa có rừng 8.760 ha); trữ lượng rừng ước đạt 4,090 triệu m3 gỗ và 28,411 triệu cây tre nứa. Tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt 58,6%. 

Dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, những năm qua, huyện Văn Chấn kiên định nhiệm vụ phát triển kinh tế rừng bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. 



 Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng trong những năm qua đã có nhiều biến chuyển tích cực nhờ triển khai thực hiện tốt chính sách giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng .

Nhận thức rõ, công tác bảo vệ rừng là trách nhiệm và cần sự chung tay của toàn xã hội, Hạt Kiểm lâm Văn Chấn đã chủ động phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền cấp xã, các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thời gian qua, Hạt đã tổ chức 213 hội nghị cấp thôn, bản để tuyên truyền, quán triệt và ký cam kết bảo vệ rừng tới hơn 28.000 hộ gia đình; xây mới và duy tu, bảo dưỡng 7 tường tin, 20 bảng tin, 70 biển cấm lửa, hàng nghìn cuốn tài liệu bồi dưỡng, sổ tay, tờ rơi, áp phích tuyên truyền bảo vệ rừng... Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp uỷ, chính quyền các cấp cũng như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. 

Cùng với đó, Hạt tham mưu chính quyền địa phương xây dựng phương án, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng; tiếp nhận quản lý, sử dụng hàng chục máy bơm nước, máy cắt thực bì, máy thổi gió, cưa xăng, loa pin, máy định vị GPS, ống nhòm và công cụ, dụng cụ, bảo hộ lao động để phục vụ chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng cấp huyện, xã; duy trì thông tin cảnh báo cháy rừng; duy trì lực lượng chữa cháy rừng cơ sở, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”  khi có tình huống xảy ra.. 

Công tác thanh tra - pháp chế luôn được Hạt quan tâm theo hướng tăng cường kiểm lâm xuống địa bàn để bảo vệ rừng tại cơ sở. Thường xuyên, đột xuất tổ chức thanh, kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, sản xuất, kinh doanh, vận chuyện, chế biến lâm sản. 


Chủ trương xã hội hóa trong công tác phát triển rừng có nhiều chuyển biến, người dân tích cực đầu tư phát triển kinh tế từ rừng. 

Tính từ năm 2012 đến nay, Hạt Kiểm lâm Văn Chấn đã phát hiện, xử lý 679 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tổng số tang vật, phương tiện bị xử lý: 619,62 m3 gỗ các loại, 42 ô tô, 224 xe máy cùng 11 phương tiện khác; thả về rừng 50 cá thể động vật hoang dã cần bảo vệ... thu nộp ngân sách trên 2,4 tỉ đồng.

Việ thực hiện tốt chính sách giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR) đã góp phần chuyển biến tích cực công tác bảo vệ rừng những năm qua. Hàng năm, Hạt kiện toàn, duy trì và ký hợp đồng khoán đến 120 ban quản lý rừng, tham gia bảo vệ 34.280 ha trên địa bàn (rừng phòng hộ 14.420 ha; rừng tự nhiên sản xuất 19.860 ha). Diện tích nằm trong lưu vực chi trả tiền DVMTR là 22.710 ha. 
Nguồn kinh phí DVMTR bổ sung cho bảo vệ rừng ngày càng tăng, đến nay đạt gần 10 tỷ đồng/năm. Hàng tháng, các trạm kiểm lâm, các bộ phận nghiệp vụ và cán bộ kiểm lâm địa bàn đều phối hợp cùng UBND cấp xã thực hiện kiểm tra việc bảo vệ rừng của các thôn/bản, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng của người dân. 

Chủ trương xã hội hóa trong công tác phát triển rừng có nhiều chuyển biến. Người dân tích cực đầu tư phát triển kinh tế từ rừng, kết quả thực hiện hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao 3.500 ha, góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 54,6% năm 2011 lên 58,6%, bước đầu ổn định các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quế hữu cơ, rừng trồng gỗ lớn và chứng nhận quản lý rừng bền vững, cao su; hàng năm cung cấp gần 70.000 m3 gỗ rừng trồng, 16.500 tấn tre nứa và 7.500 tấn vỏ quế… đóng góp ngày càng quan trọng vào những thành tích phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện. 

Với kết quả đã đạt được, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Yên Bái tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân.

50 năm vượt núi, băng rừng, đối mặt với bao khó khăn, vất vả để bảo vệ và tô thắm thêm màu xanh quê hươn, phẩn thưởng cao quý nhất đối với người cán bộ kiểm lâm là môi trường được trong lành, tiềm năng, lợi thế của kinh tế lâm nghiệp được phát huy, để đồng bào Mông, Dao, Tày Thái… chuyển từ đốt nương, chặt gỗ, phá rừng sang bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng một cách bền vững. 

Đồng hành với nhân dân vì màu xanh của cuộc sống đã và sẽ mãi là những cán bộ, chiến sỹ mang quân hàm xanh với tên gọi Kiểm lâm nhân dân.

Lê Phiên

Tags Yên Bái Văn Chấn bảo vệ rừng trồng rừng kinh tế lâm nghiệp Suối Giàng Văn Chấn rừng phòng hộ

Các tin khác
Nhân viên Petrolimex bán xăng cho khách hàng.

Từ 15 giờ ngày 11/5, giá xăng E5 RON92 giảm 1.306 đồng; xăng RON95-III giảm 1.320 đồng; dầu diesel giảm 601 đồng; dầu hỏa giảm 556 đồng và dầu mazut giảm 647 đồng sau khi trích lập quỹ bình ổn.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 11/5, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2023 và tổng kết Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Qúy Mão năm 2023.

Ngày 11/5, huyện Lục Yên tổ chức Kỳ họp thứ 8 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân huyện khoá XXI, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kỳ họp đã biểu quyết thông qua 4 nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển - nguồn vốn ngân sách huyện năm 2023.

Cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài 63,37km đi qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa và được khánh thành.

Bộ GTVT đề xuất thí điểm thu phí đường bộ 9 tuyến cao tốc được Nhà nước đầu tư, trong đó, có 8 đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 hoàn thành và đưa vào khai thác. Thời gian thí điểm tối đa là 5 năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục