Yên Bái: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/6/2023 | 7:46:22 AM

YênBái - Cùng với các chính sách tổng thể, chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn tỉnh có thêm vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống..., góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Một phiên giao dịch lưu động tại xã Nghĩa An của Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: T.L)
Một phiên giao dịch lưu động tại xã Nghĩa An của Ngân hàng CSXH thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: T.L)

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: ngay từ đầu năm, đơn vị đã báo cáo UBND tỉnh và tham mưu cho Trưởng ban Đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh tổng hợp nhu cầu vốn các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) trên địa bàn toàn tỉnh trình NHCSXH cấp trên giao chỉ tiêu kế hoạch cho vay. 

Đến hết tháng 5/2023, kế hoạch tăng trưởng các chương trình TDCS được giao tăng so với năm 2022 là 391 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH trung ương, Chi nhánh còn tham mưu với UBND tỉnh, UBND các huyện chuyển nguồn vốn ủy thác sang để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và 5 tháng đầu năm nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tăng 41 tỷ đồng so với năm 2022.

Để phát huy hiệu quả TDCS xã hội, góp phần thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), NHCSXH Chi nhánh tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch vốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch vốn cho vay đối với các xã thuộc danh sách XDNTM tập trung đầu tư vốn thực hiện các tiêu chí về giảm nghèo, về môi trường; phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, triển khai Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025. 

Đồng thời, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát đối với các chương trình TDCS phục vụ các CTMTQG. Theo NHCSXH Chi nhánh tỉnh, tính đến hết tháng 5/2023, tổng dư nợ TDCS đạt 4.481 tỷ đồng, với 83.025 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ. 

Trong đó, dư nợ cho vay đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo góp phần thực hiện CTMTQG về giảm nghèo bền vững đạt 2.546 tỷ  đồng, chiếm 57% tổng dư nợ với 46.829 hộ đang còn dư nợ; dư nợ cho vay tại khu vực nông thôn góp phần thực hiện CTMTQG XDNTM đạt 4.026 tỷ đồng, chiếm 91% tổng dư nợ với 75.530 hộ còn dư nợ (riêng chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn cho vay mới được 5.096 hộ, số tiền 102 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo 10.192 công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn). 

Đối với chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 về việc phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện các CTMTQG, một số đơn vị cấp huyện đã tiến hành rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách thuộc một số nội dung của Chương trình. 

Trên cơ sở đó, NHCSXH đã tiến hành giải ngân được 52 hộ thiếu đất sản xuất vay vốn để chuyển đổi nghề với số tiền 4 tỷ đồng. Các chương trình TDCS đã tác động tích cực đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS; lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho hộ nghèo; đồng thời, góp phần XDNTM. Qua đó, củng cố lòng tin của nhân dân đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, NHCSXH tập trung nguồn vốn đầu tư cho đối tượng hộ nghèo, vùng đồng bào DTTS, huyện nghèo, xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, xã XDNTM. Bên cạnh đó, triển khai kịp thời chính sách cho vay thực hiện mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS ngay sau khi có văn bản hướng dẫn về phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng và được cấp trên giao nguồn vốn; thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn nữa cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ: không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của NHCSXH, trong đó, đặc biệt coi trọng chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, hoạt động giao dịch tại xã, thực hiện công khai về các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động TDCS tại điểm giao dịch xã nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn các chương trình TDCS. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn. 

Văn Thông

Tags Yên Bái tín dụng chính sách vốn hộ nghèo thoát nghèo

Các tin khác
Các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên.

Hiện nay, huyện Trấn Yên có 7 sản phẩm chủ lực đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ gồm: chè xanh Trấn Yên, bưởi Trấn Yên và vỏ quế khô Trấn Yên; chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm măng tre Bát độ Yên Bái, mật ong Trấn Yên, gà đồi Trấn Yên, miến đao Quy Mông.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu hỗ trợ người nộp thuế giải quyết thủ tục hành chính.

Năm 2023, huyện Văn Chấn được tỉnh giao thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn 301,5 tỷ đồng, trong đó thu cân đối 206,5 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 95 tỷ đồng.

Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, hàng hóa ngoài hạn ngạch thuế quan từ 15/7/2023.

Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Chè bị táp lá, có khả năng bị chết do nắng nóng kéo dài. (Ảnh minh họa)

Tuy giá chè búp tươi cao hơn từ 30 - 40% so với thời điểm đầu năm nhưng người trồng chè ở Văn Chấn vẫn không có chè để bán. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, thiếu nước ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục