Yên Bình chủ động nguồn nước cho sản xuất

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/8/2023 | 7:40:37 AM

YênBái - Những năm qua, huyện Yên Bình đã quan tâm thực hiện hiệu quả vai trò chủ động chỉ đạo điều tiết nguồn nước, dẫn nước phục vụ sản xuất cũng như đầu tư cải tạo, sửa chữa, kiên cố, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Đoàn công tác huyện Yên Bình kiểm tra công trình thủy lợi ở xã Cảm Nhân.
Đoàn công tác huyện Yên Bình kiểm tra công trình thủy lợi ở xã Cảm Nhân.

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, đến tháng 6 năm 2023, trên địa bàn toàn huyện Yên Bình có 479 công trình thủy lợi. Sở NN&PTNT được UBND tỉnh giao ký hợp đồng đặt hàng khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi với đơn vị nhận đặt hàng. 

Công ty TNHH Tân Phú là đơn vị nhận đặt hàng khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi về quản lý nước tưới, tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất; quản lý vận hành công trình.

Năm 2023, các công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước cho 5.675 ha đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình, trong đó diện tích tưới, tiêu cho cây lúa vụ đông xuân 2.082 ha, vụ mùa 2.079 ha, cây màu vụ đông 1.007 ha, cây công nghiệp 338 ha, cấp nước thủy sản 122 ha… 

Công trình thủy lợi giao Công ty TNHH Tân Phú quản lý, khai thác là 479 công trình. Trong đó: số đầu mối công trình thủy lợi chưa kiên cố là 209/479, chiếm tỷ lệ 43%; số hồ chứa thủy lợi là 51 hồ, có 18 hồ có cống điều tiết; chiều dài kênh dẫn là 404 km, đã kiên cố 287/404 km, đạt tỷ lệ 71%. Từ năm 2017, đã bàn giao các công trình thủy lợi cho Công ty TNHH Tân Phú quản lý, khai thác. 

Từ đó đến nay, Công ty TNHH Tân Phú đã quản lý, vận hành các công trình thủy lợi an toàn, đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, không có diện tích bị hạn, không được thu hoạch. Việc đầu tư sửa chữa, kiên cố các công trình thủy lợi bao gồm từ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, của huyện và nguồn bảo trì công trình của Công ty TNHH Tân Phú. 

Từ năm 2011 đến nay, huyện Yên Bình đã được đầu tư xây dựng và sửa chữa 91 công trình thủy lợi, kiên cố 56,5 km kênh mương với tổng kinh phí 58,72 tỷ đồng. Công ty TNHH Tân Phú đã phối hợp chặt chẽ với Phòng NN&PTNT huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng đảm bảo tưới của các công trình thủy lợi. 

Hằng năm, doanh nghiệp lập kế hoạch báo cáo tỉnh, huyện để đầu tư sửa chữa, kiên cố các công trình thủy lợi theo thứ tự ưu tiên như sau: sửa chữa khẩn cấp khi bị hư hỏng, thiên tai; đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi đối với các địa phương xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; đảm bảo tưới, tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư cải tạo, sửa chữa kiên cố. 

Qua rà soát, UBND huyện Yên Bình đã ban hành các văn bản báo cáo, trình UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy lợi, Ban Quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái đề xuất, đăng ký danh mục công trình thủy lợi cần phải đầu tư cải tạo, sửa chữa kiên cố. Năm 2023, bằng các nguồn vốn trên địa bàn huyện có chủ trương đầu tư sửa chữa, nâng cấp 8 công trình thủy lợi ở các xã: Phúc An, Tân Nguyên, Xuân Long, Bạch Hà, Xuân Lai với tổng mức đầu tư dự kiến 4,7 tỷ đồng. 

Biến đổi khí hậu đã ngày càng tạo ra những thách thức khó lường, những khó khăn đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có vấn đề về nguồn nước. Vì vậy, huyện Yên Bình ngày càng chú trọng quan tâm phát huy tốt vai trò chủ động chỉ đạo điều tiết nguồn nước, dẫn nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp của các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bình nguồn nước sản xuất thủy lợi nông thôn mới

Các tin khác
Giá xăng, dầu tiếp tục tăng trong phiên điều chỉnh chiều 21/8.

Từ 15h00 chiều nay, mỗi lít xăng tăng 510-610 đồng, các mặt hàng dầu cũng đắt thêm 320-420 đồng (trừ dầu diesel giảm 70 đồng).

Cây dược liệu được quan tâm mở rộng ở Yên Bái sẽ giúp người dân địa phương từng bước xóa đói giảm nghèo.

Theo Thông tư 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm dược liệu quý chủ lực quốc gia và cấp tỉnh vớ mức tối đa 50% tổng kinh phí của hoạt động và không quá 1 tỷ đồng/dự án.

Chế tác tranh đá quý tại một cơ sở sản xuất tranh đá quý trên địa bàn thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên

Huyện đã tuyên truyền vận động, tiếp nhận và hỗ trợ thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập mới 14 doanh nghiệp, bằng 53,8% kế hoạch; 6 hợp tác xã, bằng 60% kế hoạch; 25 tổ hợp tác, bằng 62,5% kế hoạch.

Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về chăm sóc cây cam để giữ vững Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn.

Huyện Văn Chấn có diện tích cây ăn quả tập trung lớn nhất tỉnh. Mặc dù dịch bệnh vàng lá thối rễ làm nửa diện tích cam của huyện bị thiệt hại, song với mục tiêu giữ vững, phát triển Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cam Văn Chấn, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng vận động nông dân thành lập các tổ liên kết, hợp tác xã (HTX) trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình, tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững, khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục