Cần nhân rộng những mô hình sản xuất sạch

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/9/2023 | 8:43:03 AM

YênBái - Cùng với các địa phương trên toàn quốc, Yên Bái đang đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, sạch. Đây là xu hướng đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao của thị trường.

Mô hình sản xuất của ông Ngô Quốc Khánh ở xã An Bình, huyện Văn Yên có các nhân tố bổ trợ lẫn nhau, bảo đảm sản xuất sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí.
Mô hình sản xuất của ông Ngô Quốc Khánh ở xã An Bình, huyện Văn Yên có các nhân tố bổ trợ lẫn nhau, bảo đảm sản xuất sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Trên nền đất rộng gần 5 ha, ông Ngô Quốc Khánh ở thôn Khe Trang, xã An Bình, huyện Văn Yên đã phát triển một mô hình trang trại vườn - ao - chuồng - rừng gồm: 50 con dê, 200 con gà, 2 ha chè, 2 ha quế cùng ao cá theo hướng sạch, an toàn. 

Các nhân tố trong mô hình còn được ông Khánh khéo léo tận dụng tạo thành một quy trình sản xuất khép kín, bổ trợ lẫn nhau, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn vệ sinh. Để có nguồn thức ăn cho dê, gà, cá, ông Khánh trồng 2.000 m2 cỏ và nuôi giun quế. Cỏ được trồng ở ven ao và chân các đồi chè, đồi quế vừa tận dụng được diện tích đất trống vừa chống xói mòn đất. Nguồn chất thải sau chăn nuôi dê, gà thì được tận dụng nuôi giun quế vừa có nguồn thức ăn giàu đạm cho gà, cá vừa khử mùi hôi chuồng trại. 

Ngoài ra, sau khi tiêu hóa các thành phần thức ăn, giun quế còn thải ra phân chứa nhiều hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, bón cho chè rất tốt. Với cách làm này, trung bình mỗi năm, gia đình ông Khánh thu lãi trên 150 triệu đồng. 

Ông Khánh chia sẻ: "Cùng nguồn phân bón từ giun quế, cá nhỏ hỗn tạp sau thu hoạch tôi cũng ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón. Cho nên, lâu lắm rồi gia đình tôi ít khi phải mua phân bón với thức ăn chăn nuôi lắm, toàn của nhà làm ra thôi nên chi phí phát sinh trong sản xuất khá thấp, sản phẩm tạo ra lại an toàn được nhiều người tin tưởng sử dụng”. 

Còn ông Tạ Hữu Tỉnh ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình có hơn 500 gốc bưởi Đại Minh đều được chăm sóc theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ông Tỉnh chia sẻ: "Từ ngay sau khi thu hoạch, tôi đã tiến hành dọn vườn, vãi vôi để phòng trừ các loài sâu bệnh, bón lót và tưới đất để cây phục hồi, ra hoa sớm. Điểm quan trọng để cây bưởi ra quả đều và sai là cần khoanh cành trước khi cây ra hoa, bước này giúp ức chế lượng nước từ gốc lên thân cây, giúp cây ra nhiều hoa và tỷ lệ đậu quả cao. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón bừa bãi, tích cực áp dụng các kỹ thuật tiên tiến giúp vườn bưởi đạt chất lượng tốt, quả đồng đều, mọng nước, ngọt mát, được nhiều người ưa chuộng, giúp tôi thu về 200 - 300 triệu đồng mỗi năm”.

Đến nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở sản xuất trồng trọt đạt các tiêu chuẩn chứng nhận và hàng trăm cơ sở, hộ gia đình nhỏ lẻ đang sản xuất theo hướng này. Để khuyến khích, hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, tỉnh đã tăng cường hỗ trợ người dân tham gia Chương trình OCOP; áp dụng các giải pháp công nghệ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. 

Tỉnh còn hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng tham gia vào các dự án sản xuất, phát triển các vùng nguyên liệu theo quy trình an toàn, hữu cơ; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiếp cận để đạt các chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá ở thị trường trong nước và quốc tế. 

Ngành nông nghiệp cũng đã chú trọng vào việc chọn tạo, giới thiệu các loại giống cây trồng có khả năng chịu được các loại sâu, bệnh hại đã có hoặc mới phát sinh, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới trong xử lý chất thải chăn nuôi để tạo ra nguồn phân bón hữu cơ, sử dụng tại chỗ. Cùng đó, tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật, các tiêu chuẩn sản xuất và thực hành nông nghiệp tốt giúp người dân thay đổi tập quán canh tác, chủ động tiếp cận, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Nền nông nghiệp sạch, an toàn luôn là mối quan tâm lớn của xã hội, không chỉ đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân mà còn tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Bởi vậy, khuyến khích, hỗ trợ nhân rộng những cách làm, mô hình như của ông Khánh, ông Tỉnh sẽ góp phần phát triển bền vững thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch.

Hoài Anh

Tags Yên Bái Văn Yên Trấn Yên sản xuất sạch khoa học công nghệ nông nghiệp ocop

Các tin khác
Nông dân xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu trồng ngô hè thu năm 2023.

Là địa phương điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, huyện Trạm Tấu xác định nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, trụ đỡ cho phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy, những năm qua, huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất; tích cực khai hoang ruộng nước, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ... nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Công trình cầu Tô Mâu, huyện Lục Yên đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công.

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương thi đua “nước rút”; triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, bảo đảm kịch bản giải ngân đến hết quý III đạt tối thiểu 75%, đến hết năm 2023 đạt 100% kế hoạch đề ra.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên và xã Minh Quân kiểm tra việc nuôi tằm của một hộ nông dân trên địa bàn.

Năm 2023 là năm đầu tiên cây dâu, con tằm bén rễ trên đồng đất xã Minh Quân, huyện Trấn Yên. Song, hiệu quả từ nghề trồng dâu, nuôi tằm của các xã khác trên địa bàn huyện đã tạo ra sức hút, mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân có thu nhập cao hơn từ cây dâu, con tằm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cùng các đại biểu tham quan gian hàng tại chuỗi sự kiện Viet Nam International Sourcing.

Các sản phẩm được quản lý, truy xuất nguồn gốc, sản phẩm thuộc chương trình trọng điểm, kinh tế tuần hoàn… sẽ là những mặt hàng được đặc biệt quan tâm tìm kiếm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục