Yên Bái đẩy mạnh chăn nuôi đảm bảo nguồn cung thị trường cuối năm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/10/2023 | 7:42:24 AM

YênBái - Năm 2023 sắp qua đi, tết Nguyên đán 2024 đến gần. Đây là thời điểm các công ty, doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm tích cực tái đàn đảm bảo nguồn cung cho thị trường cuối năm.

Các trang trại chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.
Các trang trại chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.

Bước vào những tháng đầu năm 2023, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi Yên Bái nói riêng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do chi phí đầu vào cao, giá sản phẩm chăn nuôi thấp. Khá nhiều doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi đứng ngồi không yên và có những thời điểm bỏ trống chuồng. 

Để tháo gỡ khó khăn, ngành nông nghiệp, các địa phương đã có những giải pháp cụ thể, căn cơ cùng với sự nỗ lực của các chủ thể, ngành chăn nuôi ở Yên Bái vẫn phát triển và có mức tăng trưởng khá, nhất là từ đầu tháng 4 trở lại đây, chăn nuôi bắt đầu hồi phục mạnh mẽ, giá sản phẩm tuy không cao nhưng người chăn nuôi đã có lợi nhuận. Các chuyên gia kinh tế dự báo, quy luật cung cầu những tháng cuối năm, nhất là trong dịp tết, giá trị ngành chăn nuôi tiếp tục tăng cao, thị trường tiêu thụ khởi sắc. 

Yên Bái phấn đấu ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt từ 7 - 8,3%; giá trị chăn nuôi đạt trên 2.740 tỷ đồng, tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 20% hiện nay lên 30% vào năm 2025 trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh; tổng đàn gia súc chính đạt trên 950.000 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 74.000 tấn (gia súc chính 56.000 tấn, gia cầm 18.000 tấn và trên 65 triệu quả trứng); xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tính đến hết tháng 9/2023, tổng đàn gia súc đạt 790.000 con (trâu, bò 128.236 con, lợn trên 661.764 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt trên 68.000 tấn; đàn gia cầm đạt 7,12 triệu con, sản lượng thịt đạt trên 14,8 nghìn tấn/năm. Hiện, toàn tỉnh có 1.086 trang trại chăn nuôi; trong đó, có 11 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 52 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 1.032 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ. 

Với tiềm năng và thực tế trong sản xuất cho thấy, Yên Bái đủ khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thị trường cuối năm. Thị trường thịt lợn hơi đang dao động từ 60.000 đồng - 65.000 đồng/kg, vịt thịt từ 48.000 đồng - 52.000 đồng/kg, gà từ 80.000 đồng -110.000 đồng/kg. Không chỉ giá thịt tăng mà hàng loạt công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước giảm giá từ 100 đồng - 400 đồng/kg. 

Ngay lúc này là thời điểm tốt nhất để các trang trại, hộ chăn nuôi tích cực nhập đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển không chỉ đáp ứng nguồn cung thị trường mà để đạt mục tiêu đề ra, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học trên các đối tượng vật nuôi. Khi nhập đàn, đặc biệt chú trọng nguồn gốc, chất lượng con giống, chỉ nuôi giống đã qua kiểm dịch, nguồn gốc rõ ràng. 

Trong chăn nuôi gia cầm, bà con đã đưa vào nuôi các giống gà lông màu và các giống nhập ngoại như: J-DABACO, gà Minh Dư, gà lai chọi, gà mía… 

Cục thú y và các ngành liên quan triển khai phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh viêm da nổi cục, dịch cúm gia cầm… Khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô vừa và lớn theo quy trình an toàn sinh học, khép kín, phát triển trồng cỏ chất lượng cao, ngô sinh khối để đảm bảo nguồn thức ăn. 

Trong chăn nuôi lợn, tổ chức lại phương thức chăn nuôi theo hình thức doanh nghiệp, đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín và chăn nuôi nông hộ với quy mô vừa và nhỏ khép kín, tuần hoàn được kiểm soát an toàn dịch bệnh.

Về lâu dài, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả, cần bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 (phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến; đẩy mạnh hoạt động khoa học, công nghệ, khuyến nông và tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi)... 

Dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng với sự nỗ lực cao của các cấp, ngànt, các chủ thể chăn nuôi, nhất là sự tác động không nhỏ từ các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng, chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 và tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.

Thanh Phúc

Tags Yên Bái chăn nuôi thị trường doanh nghiệp trang trại gia súc gia cầm

Các tin khác
Ảnh minh hoạ.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng năm 2023 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.048.389 tỷ đồng, bằng 76,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 94,9% so với cùng kỳ.

Thu nhập bình quân trên đầu người/tháng của Việt Nam là 4,67 triệu đồng.

Theo Bộ Tài chính, người có thu nhập từ tiền lương đến 17 triệu đồng/tháng nếu có một người phụ thuộc, sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Công ty TNHH Nghĩa Văn lắp đặt, vận hành 3 máy bơm công suất lớn lấy nước từ suối Thia phục vụ sản xuất nông nghiệp tại một số xã, phường ở thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Văn Tuấn)

Thời gian qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, hệ thống doanh nghiệp (DN) Nhà nước trên địa bàn có nhiều cố gắng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Nhà nước còn gặp không ít khó khăn...

Tiền thuê đất được giảm 30% trong năm nay.

Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25 về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 20-11-2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục