Chính phủ đề xuất cơ chế gỡ khó cho chương trình mục tiêu quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2023 | 3:07:59 PM

Sáng 13/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Toàn cảnh phiên họp.
Toàn cảnh phiên họp.

Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến tháng 6 năm 2023, kết quả giải ngân khoảng 1.131,044 tỉ đồng, đạt 5,33% kế hoạch. Giải ngân vốn đầu tư công đến 31/8, kết quả giải ngân được khoảng 10.139,674 tỉ đồng, đạt 41,9% kế hoạch.

Nếu tính tổng vốn đầu tư công giải ngân trong năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023), tính đến 31.8, đạt được khoảng 16.365,331 tỉ đồng, bằng 47,81% kế hoạch.

Về khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, công tác hoàn thiện thể chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từ trung ương đến địa phương còn chậm, chưa kịp thời, đồng bộ. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các khâu từ phân bổ, giao kế hoạch thực hiện, tổ chức thực hiện và giải ngân vốn chương trình tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Ngoài ra, còn có một số chính sách của chương trình mục tiêu quốc gia không phù hợp với thực tiễn hoặc thiếu cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện, phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh.


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp. 

Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đề xuất trình Quốc hội quyết định cho phép HĐND cấp tỉnh được quyết định việc phân cấp cho UBND cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đề xuất Quốc hội giao chủ trì liên kết, đại diện cộng đồng người dân tự thực hiện việc mua sắm, chủ trì liên kết, tự quyết định hình thức mua sắm; đồng thời, tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có) được chuyển giao cho chủ trì liên kết, cộng đồng người dân quản lý, sử dụng trong suốt vòng đời dự án.

Về giao kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với các dự án, công trình dự kiến áp dụng cơ chế đặc thù, đề nghị Chính phủ cho phép các địa phương phân bổ, giao dự kiến tổng nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung thực hiện các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù; chưa bắt buộc giao tên danh mục dự án, quy mô dự án cụ thể.

Về giao kế hoạch đầu tư vốn hằng năm: Giao danh mục dự án, công trình áp dụng cơ chế đặc thù đảm bảo mức vốn bố trí các dự án này không vượt quá tổng mức vốn trung hạn cho nhóm dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù.

Đề xuất nữa của Chính phủ là quy định cho phép các địa phương được sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách. Từ đó để cho các đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn tín dụng ưu đãi trong thực hiện một số nội dung, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết ngày 31/12/2024 đối với vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 để đảm bảo đủ nguồn lực cho các địa phương tiếp tục triển khai.

QT - LĐO

Các tin khác
Lãnh đạo xã Viễn Sơn trao đổi với người dân về phát triển và giữ vững Chỉ dẫn địa lý cây quế.

Huyện Văn Yên có diện tích quế nhiều nhất tỉnh và cũng lớn nhất cả nước với trên 52.000 ha. Nếu như vụ quế năm ngoái vào thời điểm từ tháng 8 trở đi, khắp các đồi nương người dân tấp nập khai thác quế, thương lái khắp mọi nơi đến tìm mua thì năm nay cảnh tượng rất vắng lặng.

Người dân thị trấn nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn tích cực góp sức làm đường GTNT.

Từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có trên 1.790 hộ gia đình, cá nhân đã hiến đất và tài sản trên đất, với trên 395.000m2 đất và các công trình khác trên đất tương đương giá trị trên 24 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn.

Mô hình nuôi cầy hương của HTX Thắng Lợi 12, thôn Đất Đen, xã Cường Thịnh cho hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đi trước đón đầu xu hướng, mạnh dạn thử nghiệm những vật nuôi đặc sản, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá vàng tăng phi mã, tiến sát mốc 70,5 triệu đồng/lượng.

Sáng 13/10, giá vàng trong nước tiếp tục tăng phi mã, với mức tăng hơn nửa triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tiến sát mốc 70,5 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong 2 năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục