Chính phủ ban hành chương trình hành động phát triển giao thông đường sắt

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/11/2023 | 7:42:45 AM

Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt (đặc biệt là đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt (đặc biệt là đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam).

Chương trình hành động của Chính phủ đề ra các nhiệm vụ gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền phổ biến; hoàn thiện thể chế, chính sách; hoàn thiện quy hoạch đường sắt và các quy hoạch có liên quan; huy động nguồn lực để đầu tư vận tải giao thông đường sắt; kiện toàn mô hình tổ chức, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt;...

Trong đó, về hoàn thiện thể chế, chính sách, từ năm 2024-2026, Bộ Giao thông vận tải chủ trì rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thu hút đầu tư. 

Từ năm 2023-2025, Bộ Tài chính chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học, công nghệ đường sắt; Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực đường sắt;...

Về hoàn thiện quy hoạch đường sắt và các quy hoạch có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; UBND các tỉnh/thành phố chủ trì lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hoàn thiện quy hoạch hệ thống du lịch gắn kết với quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo danh mục dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, chiều dài đường sắt hiện có là 2.440 km; đường sắt xây dựng mới có chiều dài 2.417 km; đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có chiều dài 1.545 km...

YBĐT (theo VOV)

Các tin khác
Công nhân trong dây chuyền sản xuất đá trắng tại Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K quốc tế, huyện Lục Yên.

Thời gian qua, lĩnh vực khoáng sản đã khai thác được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh các phương án sản xuất, kinh doanh, hoạt động hiệu quả và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các DN còn gặp nhiều khó khăn về thuế, phí, khu vực đổ thải, hành lang sản xuất…

Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Tô Mậu.

Cầu Tô Mậu huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng với kinh phí 115 tỷ đồng; khởi công vào tháng 1 năm 2023; dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công, do Công ty TNHH Vận tải đầu tư xây dựng TLK, Công ty TNHH Hiệp Phú thi công. Đến nay, công trình đã hoàn thành 70% khối lượng.

Mã số định danh sắp tới sẽ được sử dụng làm mã số thuế

Tổng cục Thuế đang tích cực phối hợp với Bộ Công an chuyển đổi sang sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế. Sau khi chuyển sẽ không còn tình trạng một cá nhân có nhiều mã số thuế.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá thành khâu truyền tải, phân phối – bán lẻ và phụ trợ đến tháng 10-2023 là khoảng 2.098 đồng/kWh, cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khoảng 178 đồng/kWh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục